Lượng calo trong quýt có cao không? Ăn quýt có lợi ích gì?
Quýt là loại trái cây được các chuyên gia đánh giá tốt với lượng calo khá thấp chỉ từ 50 – 65 calo/100g. Bên cạnh đó, ăn quýt cũng mang đến khá nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta như tằng cường kháng thể, hỗ trợ làm đẹp da, tăng sinh sắt… Do đó, nếu có thể và không có bất kỳ vấn đề nào về hệ tiêu hóa nên đưa quýt vào chế độ dinh dưỡng hàng tuần.
Quýt là một loại trái cây mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ăn quýt giúp tăng cường vitamin C, khoáng chất và các chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong thành phần của quýt cũng chứa một lượng đường nhất định (quýt ngọt) nên có thể làm tăng lượng calo, dư thừa năng lượng nếu ăn quá nhiều. Tham khảo ngay bài viết này để được giải đáp chi tiết lượng calo trong quýt là bao nhiêu, có cao không và cách ăn quýt tốt cho sức khỏe!
Lượng calo trong quýt là bao nhiêu?
Quýt là một loại trái cây phổ biến và có thể trồng được ở rất nhiều nơi. Tại Việt Nam cũng có những giống quýt khác nhau với hàm lượng calo thấp và giá trị dinh dưỡng tuyệt vời. Bên cạnh đó, hương vị thanh mát, ngon ngọt cũng là một điểm giúp loại trái cây này được yêu thích đến như vậy. Nếu bạn đang quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và muốn tìm hiểu lượng calo trong quýt thì dưới đây là thông tin chi tiết.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 100g quýt có lượng calo được xác định như sau:
+ Quýt đường: 60 calo
+ Quýt hồng: 53 calo
+ Quýt Thái: 54 calo
+ Quýt miền Nam: 50 calo
+ Quýt hôi: 50 calo
+ Quýt chum: 65 calo
Lượng calo trong những trái quýt được đánh giá là khá thấp và phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của đa số mọi người. Điều này là do:
Chứa nhiều nước: Những trái quýt chứa khoảng 87% lượng nước tự nhiên và thành phần này thì không chứa calo. Đây cũng là lý do chính giải thích cho việc ăn quýt không mang đến nhiều calo.
Lượng chất xơ cao: Quýt là loại trái cây chứa khá nhiều chất xơ (khoảng 2,4g/quả) – Mỗi gram chất xơ chỉ chứa 2 calo. Việc bổ sung chất xơ giúp chúng ta no lâu hơn, giảm ham muốn ăn uống và kiểm soát cân nặng.
Hàm lượng đường thấp: So với các loại trái cây nhiệt đới khác, quýt có hàm lượng đường tương đối thấp hơn và phù hợp với chế độ dinh dưỡng của nhiều người. Việc ăn ít đường góp phần giảm lượng calo nạp vào cơ thể và mang đến nhiều lợi ích khác.
Có chứa một lượng nhỏ protein: Quýt chứa ít protein (khoảng 1g/quả), mỗi g tương đương 8 – 9 calo. Đây là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và không gây tích tụ mỡ nên cực kỳ tốt và đáng để đưa vào khẩu phần dinh dưỡng.
Ăn quýt cung cấp cho cơ thể bao nhiêu dưỡng chất?
Việc ăn từ 1-2 trái quýt mỗi ngày (100 – 150g) cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng và dinh dưỡng dồi dào. Cụ thể:
- Nhu cầu vitamin C (100%): Ăn quýt và các loại trái cây cùng họ là cách tốt nhất để cung cấp vitamin C cho cơ thể. Theo đó, việc ăn 1-2 trái quýt mỗi ngày đáp ứng gần như 100% nhu cầu vitamin C (75 – 120mg) đối với các nhóm từ trẻ em cho đến người lớn, phụ nữ mang thai. Điều này góp phần tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hấp thu sắt, ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do.
- Nhu cầu chất xơ (20%): Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày cơ thể cần cung cấp 15 – 40g chất xơ. Phần lớn nguồn năng lượng này đến từ rau củ quả. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá ít rau có thể cân nhắc ăn quýt hoặc một số loại quả để thay thế. Với khẩu phần 1-2 trái quýt, bạn đã cung cấp cho cơ thể đến 20% lượng chất xơ cần thiết, giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm cholesterol xấu trong máu và nhiều lợi ích khác.
- Nhu cầu kali (6%): Kali là một khoáng chất tương đối quan trọng giúp điều hòa huyết áp và cân bằng các chức năng hệ cơ bắp. Theo đó, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 4300 – 4700 mg kali cho các hoạt động sống. Do đó, ăn quýt cũng là một cách bổ sung kali cho chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học.
Ngoài ra, trong thành phần của những trái quýt còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác như: vitamin A, vitamin B1, B2, canxi, folate, magie, mangan, các chất chống oxy hóa, đây đều là những thành phần quan trọng, ảnh hưởng đến chức năng của da, tóc, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hỗ trợ giảm cân, đào thải các độc tố trong cơ thể.
Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu trái quýt?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị mỗi ngày nên ăn khoảng 2 trái quýt để tăng cường các lợi ích thiết thực đối với sức khỏe. Bạn cũng có thể ăn nhiều hơn, tùy vào sở thích và nhu cầu năng lượng. Tuy nhiên, không nên ăn quá 200g quýt mỗi ngày vì những lo ngại đối với da dày (quýt chứa nhiều acid) và tránh tình trạng dung nạp quá nhiều đường thực vật (nhất là với loại quýt ngọt).
Ngoài ra, có một số khuyến nghị khi ăn quýt như sau:
- Nên ăn quýt vào ban ngày, sau bữa ăn để tăng cường lợi ích và tránh gây đau dạ dày. Tránh trường hợp ăn quýt sau 6h chiều để giảm các phản ứng xấu cho cơ thể.
- Lựa chọn những trái quýt tươi ngon, màu sắc đồng đều, không bị dập nát. Ngoài ra, vì quýt để được lâu nên hay xem những trái mà bạn ăn vỏ có còn tươi hay không.
- Không nên ăn quýt liên tục mỗi ngày mà hãy thay thế bằng những loại trái cây khác để cân bằng dinh dưỡng, giảm thiểu những ảnh hưởng không mong muốn lên hệ tiêu hóa.
- Trường hợp cảm thấy bị tiêu chảy, buồn nôn, đầy bụng, khó chịu sau khi ăn quýt thì có khả năng bạn không phù hợp với loại trái cây này. Cần dừng ăn quýt ngay và theo dõi các phản ứng của cơ thể để thăm khám với bác sĩ đúng thời điểm.
- Không ăn quýt nếu có các bệnh lý liên quan đến viêm loét dạ dày, trào ngược acid, bệnh lý về đại tràng, cơ thể dư thừa vitamin C, suy thận, dị ứng cam quýt.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ xem có nên ăn quýt hay không nếu bạn đang sử dụng thực phẩm chức năng, thuốc điều trị hoặc một số loại thuốc cũng chứa vitamin C.
- Phụ nữ có thai và cho con bú cũng cần có chỉ định của bác sĩ xem khi nào là thời điểm phù hợp để ăn quýt. Điều này đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe nên hãy lưu ý nhiều hơn.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp lượng calo trong quýt là bao nhiêu và ăn như thế nào đúng cách. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc về chế độ dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe, vui lòng liên hệ trực tiếp tới Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Tham khảo thêm các bài viết để xác định lượng calo có trong các loại trái cây phổ biến:
Dưa hấu bao nhiêu calo? Có béo không? Có tốt không?
Ổi bao nhiêu calo? Lưu ý gì khi ăn?
1 trái chuối sứ bao nhiêu calo? Có nên ăn loại chuối này không?
Các bài viết liên quan
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
- Vai trò của nội tiết tố nam là gì với sức khỏe nam giới?
- Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Cách điều trị
- 9 vấn đề sức khỏe thường gặp do nội tiết tố là gì?
- Vitamin K là gì? Vitamin K có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
- [Giải đáp nhanh] Tiêm filler mũi có được nằm nghiêng không?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể