Cùi dừa bao nhiêu calo? Ăn cùi dừa có làm bạn tăng cân?
Theo nghiên cứu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, 1 chén cùi dừa tươi cung cấp 24g chất béo bão hòa. Đây là loại chất béo khi dung nạp vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng tích trữ mỡ thừa dưới da và nội tạng, không chỉ khiến cân nặng của bạn tăng nhanh, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cùi dừa không chỉ có vị ngọt thanh mát mà còn chứa nhiều dưỡng chất và được sử dụng trong nhiều món ăn ngon như chè, kem, bánh kẹo,… Tuy nhiên, hàm lượng calo trong cùi dừa cũng là điều mà nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ai đang theo chế độ ăn uống giảm cân hoặc duy trì vóc dáng. Giải đáp cùi dừa bao nhiêu calo sau đây sẽ cho bạn câu trả lời có nên ăn cùi dừa hay không.
Cùi dừa là phần thịt trắng bên trong quả dừa, được bao bọc bởi lớp vỏ dày màu nâu. Phần này tiếp xúc trực tiếp với nước dừa nên đặc điểm là có mùi thơm và độ ngọt đồng điệu với nước dừa. Cùi dừa có hàm lượng carbohydrate và protein vừa phải, giàu chất xơ cùng nhiều khoáng chất quan trọng khác cho cơ thể. Một quả dừa thường chứa 80g cùi dừa. Vậy trong 100g cùi dừa bao nhiêu calo bạn có biết?
Cùi dừa bao nhiêu calo?
Cùi dừa bao nhiêu calo sẽ phụ thuộc vào đó là loại cùi dừa non hay cùi dừa già. Nếu chưa nhiều nước phần cùi dừa non thường có ít calo hơn so với cùi dừa chín tới. Còn cùi dừa già sau khi đã cô đặc hơn nên lượng calo cũng lớn hơn.
Cùi dừa già bao nhiêu calo? Cụ thể, trong 100g cùi dừa già ước tính sẽ có 354 – 368 calo. Thành phần dưỡng chất trong cùi dừa già trọng lượng 100g bao gồm:
15.23g Carbohydrate, 6.23g đường, 9g chất xơ, 33.49g chất béo và chất đạm 3.3g. Ngoài ra, cùi dừa già còn chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cực kỳ đa dạng như: 6% vitamin B1, 4% vitamin B3, 2% vitamin B2,6% vitamin B5, 4% vitamin B6, 7% vitamin B9, 4% vitamin C, 1% canxi, 19% sắt, 9% magie, 8% kali, 16% photpho, 12% kẽm.
Cùi dừa non bao nhiêu calo? Đối với 100g cùi dừa non hàm lượng chỉ có 40 calo. Lượng vitamin dưỡng chất cũng không cao so với cùi dừa già. Hàm lượng calo trong cùi dừa tươi chín tới rơi vào khoảng 283 calo.
Cùi dừa khô bao nhiêu calo? Cùi dừa khô là loại cùi dừa đã được chế biến đem sấy khô thủ công, hoặc dùng các thiết bị chuyên dụng để làm khô. Cùi dừa khô được dùng vào rất nhiều món ăn bánh, mứt, kẹo hay dầu dừa. Hàm lượng calo và chất béo trong cùi dừa khô rơi vào mức khá cao. Cứ 100g cùi dừa khô sẽ có 650 calo, mức năng lượng này cao hơn nhiều so với các loại cùi dừa còn lại. Cùi dừa khô nếu qua chế biến và sử dụng thêm các loại gia vị tẩm ướp thì lượng calo sẽ còn tăng lên rất nhiều.
Ăn cùi dừa có làm bạn tăng cân không?
Để biết cùi dừa ăn có béo không, bạn cần phải đặt lên bàn cân so sánh lượng calo và dưỡng chất mà cùi dừa mang lại có vượt quá ngưỡng mà cơ thể cần hay không. Cùi dừa có hương vị thơm ngọt đưa miệng nhưng nếu ăn nhiều dễ gây ra tình trạng đầy bụng.
Dựa vào giải đáp về thành phần dinh dưỡng trong cùi dừa kể trên, có thể thấy lượng calo nạp vào cơ thể khi ăn cùi dừa khá cao cứ 100gr cùi dừa là 345 calo. Trong khi đó, mỗi ngày cơ thể sẽ cần cung cấp khoảng 2000 calo để duy trì các hoạt động của cơ thể. Do đó, lượng calo mà cùi dừa cung cấp được coi là rất lớn so với nhu cầu mà năng lượng cơ thể cần.
Theo nghiên cứu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, 1 chén cùi dừa tươi cung cấp 24g chất béo bão hòa. Đây là loại chất béo khi dung nạp vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng tích trữ mỡ thừa dưới da và nội tạng. Mỡ thừa này không chỉ khiến cân nặng của bạn tăng nhanh, mà còn ảnh hưởng đến một số vấn đề sức khỏe.
Như vậy, với lượng calo và chất béo lớn trong cùi dừa thì việc ăn nhiều cùi dừa chắc chắn sẽ khiến bạn bị tăng cân, béo phì. Lời khuyên nếu bạn đang có ý định ăn cùi dừa giảm cân thì nên tránh ăn cùi dừa quá nhiều, hoặc chuyển sang uống nước dừa sẽ có hiệu quả tốt hơn.
Cùi dừa có lợi ích gì đối với sức khỏe
Dù có thể gặp vấn đề tăng cân khi bạn ăn quá nhiều nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định: Cùi dừa cũng mang đến một số lợi ích sức khỏe không kém gì so với nước dừa.
Cải thiện triệu chứng viêm khớp, gout
Các chuyên gia khẳng định, người bị viêm khớp hoặc đang mắc bệnh gout hoàn toàn có thể ăn cùi dừa.Cùi dừa có đặc tính nổi bật là chứa một hàm lượng kali lớn, có tính kháng khuẩn và chống viêm. Khi vào cơ thể, kali có tác dụng đào thải các tinh thể muối urat lắng đọng ở các khớp ra môi trường thông qua đường tiết niệu.
Điều này giúp giảm đáng kể các cơn đau nhức của bệnh khớp, thậm chí là tình trạng sưng tấy, khó chịu do gout gây ra. Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh gout, bạn có thể áp dụng cùi dừa non kết hợp với đậu đen để giảm thiểu và ngăn ngừa các cơn đau do gout gây ra.
Giúp hoạt động hệ tiêu hóa tốt hơn
Cùi dừa được cho là có lợi cho hệ tiêu hóa nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào. Lượng chất xơ này có tác dụng điều hòa nhu động ruột đồng thời tăng đào thải các chất độc hại trong cơ thể qua đường tiêu hóa.
Ngoài ra, hàm lượng chất béo cao trong cùi dừa tác động để tăng hấp thu các chất dinh dưỡng tan trong chất béo bao gồm vitamin A, E, D, K. Mặt khác, chất béo trong cùi dừa tồn tại dưới dạng triglyceride chuỗi trung bình, có tác dụng tăng cường sự phát triển của các lợi khuẩn trong đường ruột sẽ góp phần bảo vệ đường tiêu hóa khỏi các tình trạng viêm hoặc các hội chứng chuyển hóa khác.
Ở góc độ khác, cùi dừa còn có khả năng ức chế sự phát triển của một số loại nấm hại có Candida albicans – một trong những loại nấm gây nhiễm trùng đường tiêu hóa nghiêm trọng.
Tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch của cùi dừa
Khả năng bảo vệ sức khỏe tim mạch của dầu dừa được thể hiện qua việc tinh dầu dừa làm tăng nồng độ cholesterol có lợi (HDL cholesterol) trong máu đồng thời giảm nồng độ cholesterol có hại. Điều này giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
Trong một nghiên cứu cụ thể, các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu sử dụng 3 loại dầu gồm dầu dừa, dầu oliu và bơ nhạt trên 3 đối tượng khác nhau để đánh giá nồng độ cholesterol trong máu sau. Kết quả cho thấy, nồng độ HDL cholesterol trong máu tăng đáng kể của những người sử dụng dầu dừa so với 2 nhóm đối tượng còn lại.
Bên cạnh đó, chất xơ có trong cùi dừa khi đi vào cơ thể được chứng minh là hấp thụ tại ruột non giúp cơ thể loại bỏ một lượng lớn cholesterol xấu gây các bệnh lý tim mạch. Do đó, bạn nên tận dụng lợi ích cùi dừa để gia tăng sức khỏe tim mạch.
Cải thiện hệ miễn dịch và năng lượng
Các khoáng chất trong cùi dừa như như mangan, đồng, sắt… thúc đẩy quá trình hoạt động của các enzym, giúp chuyển hóa chất béo thành năng lượng đồng thời tăng sản sinh hồng cầu, hỗ trợ quá trình hình thành xương đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể.
Nhờ chứa nhiều mangan và các chất chống oxy hóa nên cùi dừa có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm cũng như giúp cho làn da trở nên trắng sáng mịn màng hơn.
Các chất béo triglyceride trong cùi dừa có đặc tính chống virus, kháng nấm và ức chế các khối u từ đó hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, các chất béo triglyceride còn giúp nâng cao trí nhớ và góp phần ngăn ngừa các bệnh suy giảm trí nhớ hoặc suy giảm chức năng não bộ.
Những lưu ý khi ăn cùi dừa giảm cân là gì?
Cùi dừa mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe song nếu lạm dụng bạn sẽ dễ bị tăng cân và một số ảnh hưởng không tốt. Để sử dụng cùi dừa hiệu quả bạn cần nằm được một số lưu ý sau:
- Chỉ nên ăn cùi dừa tần suất 1 – 2 lần/ tuần. Không nên bổ sung cùi dừa vào chế độ ăn uống hàng ngày quá nhiều vì điều này có thể tăng nguy cơ béo phì, thừa cân cũng như mắc các bệnh lý chuyển hóa khác. Bên cạnh đó việc ăn quá nhiều cùi dừa còn làm cho cơ thể khó chịu và đầy bụng.
- Những đối tượng mắc hội chứng như suy nhược, tiêu hóa kém, người mắc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu… cần hạn chế ăn cùi dừa.
- Những đối tượng đang trong quá trình giảm cân cũng không nên ăn nhiều cùi dừa, thậm chí bạn nên loại bỏ hoàn toàn cùi dừa ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày.
Quan tâm tới hàm lượng calo là một cách để bạn kiểm soát năng lượng, thúc đẩy quá trình giảm cân tốt hơn. Nhưng điều này vẫn chưa đủ. Nó còn phụ thuộc vào yếu tố khác như thói quen ăn uống, khả năng tập luyện hay môi trường sống xung quanh.. Tác động này khiến bạn khó đạt được mục tiêu cân nặng đề ra. Và khi công nghệ ngày càng phát triển thì việc áp dụng liệu trình giảm mỡ lại trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Giới thiệu đến bạn công nghệ Smart Lipo – giảm béo sinh học an toàn bằng các enzyme. Sau khi đào thải mỡ thừa, mạng lưới sợi chỉ collagen sẽ định hình lại vùng da, kéo cao cơ chảy xệ giúp bạn có được một thân hình chuẩn form mà không cần phải theo đuổi chế độ ăn kiêng hay tập luyện khắt khe.
Cùi dừa bao nhiêu calo và những gợi ý liên quan trên đây mong rằng đã giúp bạn có thêm những chia sẻ hữu ích. Liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 093 770 6666 để được tư vấn liệu trình giảm cân khoa học, an toàn và hiệu quả.
Xem thêm:
Các bài viết liên quan
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- Calo là gì? Bao nhiêu calo là tốt cho sức khỏe?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể
- Tiêm filler ăn thịt bò có sao không? Kiêng đến khi nào?
- Tiêm filler ăn thịt gà có sao không? Thời điểm nào phù hợp?
- 1 Viên socola bao nhiêu calo? Mỗi ngày có thể ăn tối đa bao nhiêu?
- 1kg chôm chôm bao nhiêu calo? Ăn sao cho tốt?
- Chuyên gia giải đáp: Muốn giảm 1 kg cần đốt cháy bao nhiêu calo?
- 1 cái kẹo mút bao nhiêu calo? Tại sao bé không nên ăn?
- 100g Khô bò bao nhiêu calo? Ăn nhiều có gây hại gì không?