100g Sườn heo bao nhiêu calo? Có phù hợp để giảm cân không?
Sườn heo là một món ăn bổ dưỡng, giàu protein, chất béo, vitamin nhóm B và nhiều khoáng chất khác. Tuy nhiên, lượng calo trong sườn heo khá cao (290 – 320 calo), đặc biệt là các loại sườn có tỷ lệ mỡ nhiều. Vì vậy, cần giới hạn khẩu phần ăn sườn heo mỗi tuần, cũng như tránh kết hợp với một số thực phẩm khác để đảm bảo sức khỏe!
Sườn heo là một món ăn bổ dưỡng và quen thuộc trong mâm cơm của người Việt. Sườn có thể được dùng để chế biến rất nhiều món ăn từ kho cho đến chiên rán, hầm cùng rau củ. Tuy nhiên, sườn heo thường chứa cả nạc, sụn và mỡ nên lượng calo được xếp vào nhóm khá cao. Tham khảo thông tin chi tiết 100g sườn heo bao nhiêu calo và có nên đưa vào thực đơn hàng ngày hay không ngay dưới đây!
100g Sườn heo bao nhiêu calo?
Sườn heo được lấy trực tiếp từ xương sườn, đi kèm với cả phần thịt heo, mỡ hoặc sụn (tùy loại sườn) nên lượng calo được đánh giá là khá cao. Theo Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, cứ 100g sườn heo chưa chế biến cung cấp khoảng 290 – 320 calo. Cụ thể hơn nữa:
100g Sườn non bao nhiêu calo?
Loại sườn non có cả thịt, mỡ và sụn (lượng mỡ khá cao) nên chứa lượng calo nhiều hơn định mức trung bình. Theo đó, cứ 100g sườn non chưa chế biến cung cấp khoảng 300 – 350 calo.
100g Sườn vai bao nhiêu calo?
Sườn vai có kích thước xương lớn, nhiều nạc nhưng cũng chứa mỡ. Do đó, lượng calo có trong sườn vai không cao, chỉ khoảng 200 – 250 calo/100g. Kích thước xương sườn vai càng lớn thì lượng calo càng thấp.
100g Sườn cốt lết bao nhiêu calo?
Sườn cốt lết được lấy từ phần lưng bụng heo với khá nhiều nào, phần đầu của xương sườn và rất ít mỡ. Tuy vậy, lượng calo của sườn heo vẫn thấp hơn so với sườn non, được USDA công bố trong khoảng 270 – 300 calo/100g.
Bên cạnh tìm hiểu khi chưa chế biến 100g sườn bao nhiêu calo. Chúng ta cũng cần quan tâm đến một vấn đề quan trọng khác, đó chính là calo của sườn sau khi chế biến, nêm nếm gia vị. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc chế biến sườn có thể làm gia tăng từ 50 – 100 calo, đặc biệt là các món ăn nhiều gia vị, thành phần hoặc chiên rán. Chẳng hạn như sườn heo nướng, sườn xào chua ngọt… Vì vậy cần xác định khẩu phần ăn sao cho hợp lý để giảm thiểu việc nạp quá nhiều calo.
Tìm hiểu thêm: Cơm sườn bao nhiêu calo? Ăn cơm sườn sao không béo?
Ăn sườn heo có bị tăng cân không?
Dù chúng ta ăn sườn heo hay bất kỳ món nào khác, việc ăn quá nhiều, dung nạp calo cao hơn mức cần thiết đều có khả năng bị tăng cân. Do calo dư thừa tích tụ được chuyển hóa thành mỡ dự trữ. Không chỉ vậy, sườn heo cũng cũng chứa một lượng chất béo đáng kể. Việc ăn nhiều sườn có khả năng làm gia tăng các vấn đề về rối loạn chuyển hóa, mất cân bằng dinh dưỡng, bệnh về tim mạch.
Thịt heo được xếp vào nhóm thịt đỏ do chứa nhiều myoglobin (dạng protein liên kết sắt và oxi). Như vậy, dựa trên khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng về việc không ăn quá 300 – 500g thịt đỏ (bao gồm bò, lợn, bê…) mỗi tuần. Chúng ta chỉ nên giới hạn việc ăn sườn heo tối đa 100g/ngày đối với người lớn và 70g/ngày đối với trẻ em (sau khi chế biến). Ngoài ra, để đa dạng hóa các chất dinh dưỡng, nên tránh việc ăn tập trung một loại thực phẩm duy nhất. Vì vậy, một tuần chỉ nên ăn tối đa 2 bữa ăn có sườn heo và cần chế biến sao cho hạn chế nhiều gia vị nhất có thể.
Khi nào nên và không nên ăn sườn heo?
Sườn heo cung cấp nhiều protein (25-30%), chất béo (10-12%), các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6, B12), kẽm, sắt, photpho, magie… Nhìn chung, các món ăn từ sườn khá lành mạnh nhờ việc cung cấp đa dạng các nhóm chất cần thiết cho sức khỏe. Vì vậy, với những người có sức khỏe tốt (bao gồm cả người lớn, trẻ em, người già) nên đưa sườn heo vào thực đơn theo khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng.
Tuy nhiên, có một vấn đề mà chúng ta không thể không quan tâm đó chính là hàm lượng Cholesterol trong sườn heo. Theo thông tin được cung cấp bởi USDA, cứ 100g sườn heo cung cấp từ 40 – 100mg Cholesterol, nhất là loại sườn non, sườn cốt lết. Thêm vào đó, tỷ lệ Cholesterol xấu (LDL) thường cao hơn so với Cholesterol tốt (HDL). Do đó, có một số nhóm đối tượng cụ thể được khuyến nghị hạn chế ăn sườn heo, cụ thể như sau:
+ Người đang gặp phải các vấn đề về cân nặng (thừa cân, béo phì, người gầy nhưng cơ thể nhiều mỡ, chỉ số BMI trên 25).
+ Những người đang bị bệnh tim mạch, trong thời gian gian điều trị hoặc có tiền sử mắc các bệnh như: bệnh mạch vành, động mạch ngoại biên…
+ Người bị gout, các bệnh về xương khớp, sỏi thận cần hạn chế tối đa việc ăn sườn heo, thịt heo và các loại thịt đỏ do hàm lượng purin cao.
+ Người cao tuổi, người bị cao huyết áp cũng cần giới hạn việc ăn sườn heo mỗi tuần do lượng natri cao, dễ làm tăng huyết áp.
+ Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên hạn chế ăn sườn và không ăn những loại sườn không rõ nguồn gốc vì có thể nhiễm khuẩn (Listeria monocytogenes), gây bệnh cho mẹ và bé.
Khám phá ngay: Bà đẻ kiêng ăn trong bao lâu? Một số lưu ý trong thời gian kiêng cữ
Những kiêng kỵ khi ăn sườn heo bạn cần biết!
Trong bữa ăn hàng ngày, mọi người thường có xu hướng kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau để làm đa dạng khẩu vị. Tuy nhiên, theo quan điểm của y học truyền thống (Đông Y), có khá nhiều thực phẩm cần kiêng kỵ, tránh ăn cùng bữa với sườn heo và cả thịt heo. Cụ thể như sau:
Kiêng ăn sườn heo với một số loại hải sản:
Theo Đông Y, sườn heo hay thịt heo có tính ôn, khi kết hợp với các thực phẩm có tính hàn hoặc lạnh như hải sản (tôm, cua, cá chép…) có khả năng dẫn đến hiện tượng “tan khí” (suy giảm khí huyết). Biểu hiện của tình trạng tan khí có thể kể đến như: tiêu chảy, nôn mửa, đầy bụng, khó thở, da xanh xao, mệt mỏi, mất sức.
Không ăn sườn heo cùng một vài loại rau củ quả:
Các loại rau có tính hàn như mồng tơi, rau đay, diếp cá, rau má… không nên chế biến hoặc ăn cùng với sườn heo.
Một số loại quả có vị chua, tính hàn cũng không phù hợp để ăn cùng với sườn heo như: dưa hấu, dứa gai, dưa lê, dâu tây, Kiwi, bưởi, cam quýt, mơ…
Tránh ăn cùng những gia vị có tính nóng:
Các loại gia vị cay nóng như gừng, ớt, hạt tiêu có tính nóng khi kết hợp với sườn heo có tính ôn có khả năng làm nóng, tích nhiệt trong cơ thể. Từ đó gây ra các vấn đề như mọc mụn, nhiệt miệng, khô rát cổ… Ngoài ra, việc kết hợp sườn heo với quá nhiều gia vị có tính ôn (hành, tỏi…) cũng có khả năng gây ảnh hưởng tới tiêu hóa.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp 100g sườn heo bao nhiêu calo. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn đã biết cách xây dựng thực đơn dinh dưỡng với các món ăn từ sườn heo một cách hợp lý. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở vùng kín có thể bạn chưa biết!
- Vai trò của nội tiết tố nam là gì với sức khỏe nam giới?
- Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Cách điều trị
- 9 vấn đề sức khỏe thường gặp do nội tiết tố là gì?
- Vitamin K là gì? Vitamin K có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
- [Giải đáp nhanh] Tiêm filler mũi có được nằm nghiêng không?
- Cholesterol total là gì? Cholesterol total cao là bệnh gì?
- LDL cholesterol là gì? Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?
- Chất béo là gì? Vai trò và nhu cầu của chất béo với cơ thể