Nên lựa chọn tiêm mỡ tự thân vào mũi hay phương pháp khác?
Tiêm mỡ tự thân vào mũi là một trong những phương pháp thẩm mỹ mũi không xâm lấn cạnh tranh với filler và cấy chỉ mũi. Thậm chí nhiều người còn đánh giá cao cấy mỡ nâng mũi hơn phẫu thuật tạo hình. Tuy nhiên, phương pháp này có những ưu và nhược điểm riêng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi lựa chọn!
Nâng mũi thẩm mỹ là một trong những xu hướng làm đẹp được ưa chuộng nhiều năm trở lại đây. Việc thay đổi dáng mũi giúp đường nét khuôn mặt hài hòa, sắc sảo và có điểm nhấn hơn. Vậy các chuyên gia đánh giá như thế nào về hiệu quả phương pháp tiêm mỡ tự thân vào mũi? Có thật sự nên nâng mũi bằng chất liệu này hay không?
Tiêm mỡ tự thân vào mũi là gì?
Nâng mũi bằng mỡ tự thân là quá trình chiết tách, xử lý và cấy các mô mỡ tự thân vào phần da dưới sống mũi để tạo độ cao một cách tự nhiên. Tế bào mỡ mà bác sĩ sử dụng chủ yếu được lấy từ các khu vực có kết cấu mỡ đậm đặc và chất lượng tốt, ít bị ảnh hưởng bởi hormone như bụng, mông hoặc đùi.
Tiêm mỡ tự thân vào mũi được nhiều người quan tâm và lựa chọn bởi những ưu điểm như:
+ Quy trình thực hiện nhanh chóng ( 2 – 3 tiếng, bao gồm thời gian chiết tách mỡ).
+ Tạo hiệu quả nâng mũi bước đầu khá tốt và phát huy được hiệu quả nhanh sau 2- 4 tuần.
+ Chất liệu mỡ tự thân được chọn lọc và lấy ra từ chính cơ thể người thực hiện nên tương thích khá tốt.
+ Dễ dàng điều chỉnh lượng mỡ theo ý muốn hoặc cấy bổ sung giúp duy trì hiệu quả lâu dài.
+ Tiêm mỡ tự thân vào mũi đúng quy trình, đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật góp phần hạn chế nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ.
+ Chỉ cần chăm sóc sau khi cấy mỡ tự thân như hướng dẫn của bác sĩ khoảng 2-3 tuần là có thể quay trở lại với các hoạt động thường ngày.
Tìm hiểu thêm: Nâng mũi bằng trung bì mỡ được bao lâu? Có an toàn không?
So sánh tiêm mỡ tự thân vào mũi và các phương pháp khác
Tiêm mỡ tự thân vào mũi là một trong những phương pháp nhận được nhiều sự quan tâm của các chị em. Bởi phương pháp này không cần can thiệp xâm lấn độn sụn mũi như phẫu thuật và có hiệu quả được cho là lâu dài hơn cách tiêm filler, cấy chỉ. Vậy điểm khác biệt của tiêm mỡ tự thân nâng mũi và những phương pháp khác là gì?
Yếu tố | Tiêm mỡ tự thân vào mũi | Phẫu thuật nâng mũi | Cấy chỉ nâng mũi | Tiêm filler mũi |
Phương pháp thực hiện | Tiêm mỡ trực tiếp vào phần dưới sống mũi hoặc đầu mũi. | Can thiệp xâm lấn tạo vết thương mở đưa vật liệu độn (sụn) vào mũi. | Sử dụng các sợi chỉ sinh học có kết cấu gai tạo độ căng căng đầy. | Đưa chất làm đầy (chủ yếu là HA) tạo hiệu ứng nâng cao sống mũi. |
Mức độ xâm lấn mũi | Trung bình | Cao | Thấp đến trung bình | Thấp |
Thời gian hồi phục | Tối thiểu 2- 3 tuần. | Tối thiểu 1-2 tháng. | Khoảng 3 – 4 tuần. | Khoảng 5 – 7 ngày. |
Khả năng duy trì | Từ 2 – 3 năm. | Hàng chục năm đến vĩnh viễn. | Khoảng 1 – 3 năm. | Từ 6 – 24 tháng. |
Nguy cơ biến chứng | Trung bình | Trung bình đến cao. | Thấp đến trung bình. | Thấp |
Chi phí nâng mũi | Khoảng 20 – 60 triệu VND. | Khoảng 30 – 100 triệu VND. | Từ 20 – 50 triệu VND. | Từ 10 – 20 triệu. |
Đánh giá chung: Khi so sánh tiêm mỡ tự thân vào mũi và các phương pháp tạo hình khác có thể thấy rõ những ưu nhược điểm của phương pháp này. Trước hết cấy mỡ có quy trình thực hiện không quá phức tạp, chi phí vừa phải, thời gian phục hồi khá nhanh. Tuy nhiên, sẽ có rủi ro ít nhiều ở khấu chiết tách, xử lý và cấy mỡ nên cần lựa chọn những địa chỉ uy tín để đảm bảo an toàn hơn.
Có nên cấy mỡ tự thân để nâng mũi hay không?
Thực tế thì việc có nên thực hiện tiêm mỡ tự thân vào mũi hay không phụ thuộc chủ yếu và tình trạng thực tế của mỗi người và đánh giá của bác sĩ thẩm mỹ. Vậy làm sao để biết mình mình có phù hợp với phương pháp này hay không?
Yếu tố về sức khỏe: Tình trạng sức khỏe là yếu tố quan trọng hàng đầu trước khi thực hiện bất kỳ liệu pháp thẩm mỹ nào, bao gồm cả cấy mỡ tự thân vào mũi. Nếu sức khỏe không đảm bảo, khả năng hồi phục chậm, có các bệnh lý mãn tính, bệnh nền liên quan đến hệ miễn dịch, tim mạch, thần kinh, tuyến giáp, gan, thận thì không phù hợp để cấy mỡ.
Về chất lượng mỡ tự thân: Kể cả khi bạn có sức khỏe tốt, nhưng lượng mỡ tự thân không đủ hoặc chất lượng không đảm bảo thì các bác sĩ cũng không khuyến nghị nâng mũi bằng mỡ. Để chắc chắn về điều này cần thực hiện các xét nghiệm quan trọng và thăm khám trực tiếp với bác sĩ để có được câu trả lời chính xác nhất.
Về kỳ vọng cá nhân: Tiêm mỡ tự thân vào mũi phù hợp với những người có dáng mũi ban đầu không bị thấp tẹt, da mũi dày và ít khuyết điểm. Với các trường hợp mũi quá thấp, mũi lộ nhiều khuyết điểm và có mong muốn thay đổi toàn diện dáng mũi thì cấy mỡ hoàn toàn không phù hợp và không đem đến kết quả được như kỳ vọng.
Về tiền sử thẩm mỹ: Nếu đã từng thực hiện bất kỳ phương pháp thẩm mỹ mũi nào trước trước đây, kể cả tiêm filler mũi hay phẫu thuật, đều cần cung cấp thông tin cho bác sĩ. Căn cứ vào những dữ liệu này, kết hợp các phản ứng của cơ thể, các chuyên gia sẽ tư vấn cho bạn phương pháp nào thật sự an toàn và phù hợp.
Bài viết liên quan: Nâng mũi có để lại biến chứng hay gây hại về sau không?
Quan trọng: Cần căn cứ vào các yếu tố về sức khỏe, chất lượng mỡ, kỳ vọng cá nhân và tiền sử thẩm mỹ (loại hình, chất liệu, phản ứng), để xác định có nên tiêm mỡ tự thân vào mũi hay không. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn nữa về lựa chọn của mình hãy tìm kiếm một địa chỉ thẩm mỹ uy tín (được cấp phép bởi cơ quan chức năng) và tham khảo ý kiến chuyên môn của nhiều bác sĩ.
Đọc thêm: Top 9+ dáng mũi phong thuỷ, đem lại tài lộc chuẩn quý phái
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp có nên tiêm mỡ tự thân vào mũi hay không. Hy vọng thông qua đó có thể giúp bạn xác định đâu là lựa chọn tốt nhất để nâng mũi thẩm mỹ. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn và hỗ trợ thêm về chuyên môn bởi các bác sĩ – chuyên gia, vui lòng liên hệ trực tiếp tới Phòng khám thẩm mỹ quốc tế Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn ngay!
Các bài viết liên quan
- Đơn thuốc nâng mũi nên dùng sau phẫu thuật là gì?
- Kỹ thuật nâng mũi cân cơ thái dương là gì? Ưu – nhược điểm nên biết
- Chi phí thu nhỏ đầu mũi bao nhiêu tiền? [Cập nhật 2024]
- Giải đáp: Sau phẫu thuật nâng mũi ăn ếch được không?
- Nhận diện nếp nhăn ở mũi má và cách xóa bỏ hiệu quả
- Giá tiêm filler mũi bao nhiêu tiền 1 lần thực hiện?
- Phẫu thuật thẩm mỹ là gì? Tác dụng và các phương pháp thẩm mỹ
- Căng chỉ mũi có an toàn và hiệu quả không?
- Khắc phục trán hóp 2 bên bằng cách nào hiệu quả nhất?
- Nên tiêm mỡ tự thân vào cằm không? Duy trì được mấy năm?