Cua bao nhiêu calo? Ăn nhiều có tốt hay không?

Cua là một loại hải sản được nhiều người yêu thích bởi hương vị đặc trưng và hàm lượng dinh dưỡng cao. Thịt cua có thể chế biến ra nhiều món ăn phong phú và hấp dẫn. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng nên hạn chế ăn cua để tránh nạp quá nhiều calo và một số tác dụng phụ khác. Tham khảo bài viết này để tìm hiểu cua bao nhiêu calo và nên đưa vào khẩu phần dinh dưỡng như thế nào!

Cua bao nhiêu calo? Có chứa những chất dinh dưỡng nào tốt cho sức khỏe?

Cua bao nhiêu calo? Có chứa những chất dinh dưỡng nào tốt cho sức khỏe?

Chuyên gia dinh dưỡng giải đáp cua bao nhiêu calo?

Cua có nhiều loại nhưng người ta thường chia thành hai nhóm chính dựa trên điều kiện môi trường số. Đó chính là cua đồng và cua biển. Nếu bạn đang thắc mua cua bao nhiêu calo và chứa những dưỡng chất gì thì dưới đây là các thông tin quan trọng: 

Cua đồng bao nhiêu calo?

Cua đồng sinh sống trong môi trường nước ngọt, gần ao, hồ, sông, suối và thường có kích thước nhỏ hơn cua biển. Mỗi con cua đồng có trọng lượng khiêm tốn, ước tính khoảng 20 gram. Cứ 5 con cua đồng (khoảng 100 gram) có thể chứa 90 calo. Với hàm lượng dưỡng chất bao gồm: 74.4 gam nước, 3.3 gam lipid, 12.3 gam protid, 2 gam glucid, 5.040 mg canxi, 4.7 mg sắt, 430 mg photpho và các loại vitamin B1, B2, PP. Ngoài ra, cua đồng đặc biệt giàu protid, canxi, vitamin và muối khoáng, đều là những chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe.

Cua biển bao nhiêu calo?

Loại cua này sinh sống ở các vùng nước mặn, có kích thước lớn hơn nhiều so với cua đồng (tùy chủng loại). Theo số liệu của Viện dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, 100 gram cua biển cung cấp khoảng 103 calo, bao gồm: 73.9 gam nước, 0.6 gam chất béo, 17.5 gam protein, 322 mg kali, 7 gam tinh bột, 3.8 mg sắt, 36 mcg vitamin A, 191 mg phốt pho và 316 mg natri. Cua biển được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng với hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú.

Bên cạnh việc tìm hiểu, cua đồng và cua biển bao nhiêu calo thì gạch cua bao nhiêu calo cũng là thông tin nhận được nhiều sự quan tâm. Theo đó, trung bình mỗi 100 gram gạch cua cung cấp khoảng 140-160 calo. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng có thể thay đổi tùy thuộc vào loại cua và cách chế biến.

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp bảng calo các loại thực phẩm chi tiết, chuẩn nhất 2024

Giá trị dinh dưỡng và những lợi ích khi ăn cua

Thịt cua không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là những thông tin bật mí về công dụng của thịt cua mà bạn nên biết:

Ăn cua đúng cách cung cấp nhiều lợi ích cho hệ miễn dịch, xương, tim mạch và nhiều cơ quan khác

Ăn cua đúng cách cung cấp nhiều lợi ích cho hệ miễn dịch, xương, tim mạch và nhiều cơ quan khác

Phòng chống ung thư: Thịt cua chứa các vitamin A và E, là những loại vitamin rất tốt cho sức khỏe, giúp làm mềm mạch máu, bảo vệ niêm mạc và chống lão hóa. Đặc biệt, thịt cua giàu selen giúp tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành các khối u, từ đó có tác dụng phòng ngừa ung thư.

Ngăn ngừa thiếu máu: Trong thành phần của thịt cua có chứa một lượng vitamin B12 và folate nhất định. Các hoạt chất này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu. Đồng trong thịt cua cũng tăng cường hấp thụ sắt và sản xuất các tế bào hồng cầu, giúp lưu thông máu hiệu quả.

Tốt cho sự phát triển của xương: Cua đặc biệt giàu canxi và phốt pho. Đây cũng là hai chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo, hình thành và bảo vệ các lớp mô sụn, giúp xương chắc khỏe và giảm nguy cơ loãng xương.

Hỗ trợ chức năng miễn dịch: Trong thịt cua có chứa các chất chống oxy hóa như selen và riboflavin. Hai khoáng chất này có khả năng chống lại các gốc tự do, cải thiện hệ thống miễn dịch và phòng ngừa một số bệnh mãn tính.

Phòng ngừa bệnh giảm trí nhớ: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung hải sản vào bữa ăn 2-3 lần mỗi tuần có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và mất trí nhớ. Cua chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho hệ thần kinh như selen, vitamin B2, đồng, và omega-3.

Tăng cường sức khỏe hệ tim mạch: Trong thành phần của thịt cua có chứa nhiều axit béo có lợi omega-3. Thành phần này có tác dụng làm giảm đông máu, cân bằng cholesterol và chống viêm hiệu quả. Do đó, ăn cua với lượng vừa đủ góp phần ngăn ngừa các bệnh liên quan đến xơ vữa động mạch.

Làm nhanh lành vết thương: Cua chứa lượng lớn chất đạm giúp tái tạo các mô tế bào. Ngoài ra, trong thịt cua còn có nhiều khoáng chất như đồng và sắt, giúp thúc đẩy hệ tuần hoàn và tăng tốc độ làm lành vết thương.

Ăn cua nhiều có gặp phải phản ứng phụ gì không?

Ăn nhiều cua có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng chức năng tiêu hóa, tăng nguy cơ mắc bệnh gout

Ăn nhiều cua có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng chức năng tiêu hóa, tăng nguy cơ mắc bệnh gout

Mặc dù cua là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, việc ăn cua quá nhiều cũng có thể dẫn đến một số vấn đề không mong muốn. Dưới đây là những tác động tiêu cực có thể xảy ra khi tiêu thụ cua với lượng lớn hoặc ăn liên tục hàng ngày.

Ngộ độc thực phẩm

Cua là loại hải sản dễ bị nhiễm khuẩn nếu không được bảo quản và chế biến đúng cách. Việc nấu không kỹ hoặc đã chết trước khi chế biến làm tăng nguy cơ nhiễm sán ký sinh. Từ đó, gây ra các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, chẳng hạn như: đau quặn bụng, nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao, người mất sức. Trong trường hợp nghiêm trọng, ngộ độc có thể dẫn đến tình trạng mất nước và các biến chứng nguy hiểm khác.

Dư thừa dinh dưỡng

Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng trong một khoảng thời gian ngắn, ăn quá nhiều cua khiến cơ thể bị dư thừa dưỡng chất. Phần lớn các chất này cần nhiều thời gian để chuyển hóa nên thường gây ra hiện tượng  đầy hơi, khó tiêu, trướng bụng sau khi ăn. Bên cạnh đó, ăn nhiều cua cũng có thể khiến chúng ta bị tăng cân nếu nạp calo nhiều hơn mức cần thiết. 

Tăng nguy cơ bệnh gout

Cua có hàm lượng purin đặc biệt cao và khi được cơ thể chuyển hóa, chúng sẽ tạo ra thành phần acid uric. Loại acid này quá cao có thể bị tích tụ trong các khớp xương và làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Loại bệnh mãn tính này gây ra các cơn đau nhức, sưng đỏ và viêm khớp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Tương tác với các loại thuốc

Một số thành phần trong thịt cua có thể tương tác với các loại thuốc mà bạn đang sử dụng, làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt, những người đang điều trị bằng thuốc chống đông máu hoặc thuốc giảm cholesterol cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêu thụ cua.

Dị ứng hải sản

Một số người có thể bị dị ứng với cua, biểu hiện qua các triệu chứng như phát ban, ngứa, sưng, khó thở và trong trường hợp nghiêm trọng, sốc phản vệ. Người có tiền sử dị ứng với hải sản cần thận trọng khi ăn cua và nên thử với lượng nhỏ trước để kiểm tra phản ứng của cơ thể.

Khám phá ngay: Bị dị ứng da mặt nên ăn gì để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát

Những lưu ý quan trọng khi ăn cua nhằm đảm bảo sức khỏe

Những lưu ý khi chọn và ăn cua giúp đảm bảo sức khỏe, hạn chế tác dụng phụ

Những lưu ý khi chọn và ăn cua giúp đảm bảo sức khỏe, hạn chế tác dụng phụ

Để đảm bảo những lợi ích dinh dưỡng từ cua mà không gặp phải các vấn đề sức khỏe, bạn cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng sau:

Chọn cua tươi sống: Cần chọn mua những con cua tươi sống, có màu sắc sáng, mắt lấp lánh và các chân di chuyển linh hoạt. Tránh mua cua đã chết hoặc có dấu hiệu ươn vì chúng có thể chứa vi khuẩn và các chất độc hại.

Chế biến cua kỹ càng: Đảm bảo rằng cua được nấu chín hoàn toàn trước khi ăn. Cần nấu cua ở nhiệt độ cao (tốt nhất là luộc hoặc hấp) trong thời gian đủ lâu để tiêu diệt hết các vi khuẩn và ký sinh trùng.

Tránh uống trà ngay sau khi ăn cua: Trà xanh hoặc các loại trà đóng chai có thể chứa tanin. Thành phần này khi kết hợp với protein trong cua, có thể tạo ra các hợp chất kết tủa gây khó tiêu và sỏi thận. Do đó, cần chờ ít nhất một giờ sau khi ăn cua trước khi uống trà để tránh tác dụng phụ này.

Không ăn quá nhiều cua một lúc: Hãy ăn cua với lượng vừa phải và kết hợp với các loại thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng. Các chuyên gia khuyến nghị không ăn quá 200 gram cua 1 bữa và chỉ ăn tối đa 2 bữa 1 tuần, nếu chế độ ăn các ngày khác không có hải sản. 

Những đối tượng cần hạn chế ăn cua: Người bị tiêu chảy, bệnh gout, rối loạn tiêu hóa, cảm lạnh và những người có tiền sử dị ứng với hải sản  nên tránh ăn cua để không làm tình trạng bệnh nặng thêm. Nếu có bất kỳ dấu hiệu dị ứng hoặc khó chịu nào sau khi ăn cua, hãy ngừng ăn và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin giải đáp cua bao nhiêu calo. Đồng thời, giúp bạn tận hưởng các món ăn từ cua một cách an toàn và lành mạnh, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!

Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds