Nhân tướng học khuôn mặt chính xác đến đâu? Tin được không?
Những ghi chép về nhân tướng học đã tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử và cho đến ngày nay người ta vẫn nghiên cứu và ứng dụng lĩnh vực này. Trong số đó, nhận được nhiều sự quan tâm nhất chính là nhân tướng học khuôn mặt. Vậy các đặc điểm trên khuôn mặt thể hiện điều gì và mức độ chính xác ra sao? Tham khảo bài viết này để có được những phân tích và đánh giá sâu sắc nhất!
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu nhân tướng học
Nhân tướng học có nguồn gốc từ rất xa xưa, khởi đầu ở các nền văn hóa lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và sau đó lan rộng đến phương Tây. Ở Trung Quốc, nhân tướng học được cho là xuất hiện từ khoảng 3000 năm trước Công nguyên. Với một số ghi chép có trong các tài liệu cổ như “Kinh Dịch,” “Ngũ Tướng Kinh.” Đây là lĩnh vực nghiên cứu huyền học chuyên sâu nhằm phân tích hình dáng, đặc điểm cơ thể và khuôn mặt thông qua một số quy luật.
Mục đích ban đầu của nhân tướng học là giúp con người hiểu rõ bản thân và mối quan hệ với các yếu tố thuộc về tự nhiên. Ở các xã hội nông nghiệp cổ đại, nhân tướng học được ứng dụng phổ biến như một công cụ để đánh giá phẩm chất của những người có vai vế, địa vị cao trong xã hội. Những nhà hiền triết sử dụng thuật xem (hình tướng) để phân tích tâm lý, thể chất và năng lực của con người, từ đó đưa ra các lời khuyên hoặc dự đoán về tương lai.
Nhân tướng học có nhiều phân nhánh khác nhau, với từng nhánh tập trung vào các đặc điểm và yếu tố riêng biệt. Điển hình như:
+ Diện tướng: Nghiên cứu các đường nét khuôn mặt, phổ biến nhất là trán, mũi, miệng và mắt.
+ Thủ tướng: Phân tích hình dáng và đặc điểm của bàn tay, đường chỉ tay, cấu trúc ngón tay.
+ Thân tướng: Xem xét đặc điểm về hình dáng, tư thế của nhiều bộ phận trên cơ thể người.
Tại phương Tây, nhân tướng học cũng từng có thời kỳ phát triển mạnh mẽ, với sự quan tâm lớn trong thế kỷ XVIII. Các nhà triết học và học giả, chẳng hạn như Johann Kaspar Lavater, đã tìm hiểu và phát triển nhân tướng học dưới tên gọi “physiognomy,” tức là xem tướng qua khuôn mặt. Tuy nhiên, khi khoa học hiện đại phát triển, nhiều học giả phương Tây có xu hướng nhận định nhân tướng học không đủ cơ sở để được xem là một bộ môn khoa học chính thống.
Tìm hiểu thêm: Bí quyết để có khuôn mặt trái xoan thon gọn chuẩn “tướng số”
Nhân tướng học khuôn mặt thể hiện điều gì?
Dù có nhiều tranh cãi, nhân tướng học vẫn được sử dụng rộng rãi ở các nước châu Á hiện nay, đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, với niềm tin vào mối quan hệ giữa đặc điểm khuôn mặt và vận mệnh của một người. Dưới đây là một số đặc điểm chính thường được nhắc đến trong nhân tướng học khuôn mặt mà bạn có thể tham khảo:
Kiểu mặt: Hình dạng của khuôn mặt như: mặt tròn, mặt vuông, mặt choắt, mặt trái xoan… đều thể hiện những ý nghĩa riêng. Các chuyên gia thường căn cứ vào đặc điểm này để đánh giá tính cách, xu hướng tổng quan trong vận mệnh của một người.
Mắt: Đôi mắt không chỉ phản ánh các giá trị tâm hồn mà còn tiết lộ nhiều đặc điểm về tính cách. Theo đó, nhà nhân tướng học sẽ căn cứ vào hình dạng đôi mặt, độ lớn, độ sâu của mắt, các đặc điểm lân cân cận như mí mắt, nếp nhăn để có đánh giá chung.
Đọc thêm: Mặt to tròn ở góc độ nhân tướng là người thế nào? Nên thay đổi ra sao?
Mũi: Hình dáng chiếc mũi (mũi củ tỏi, mũi cao, mũi lân…), độ cao của sống mũi mang giá trị biểu tượng rất lớn trong tính cách, sự thông minh, khả năng giao tiếp và hành động của một người. Đặc biệt là ở đối tượng nam giới, những người làm kinh doanh.
Trán: Độ cao, độ rộng của chiếc trán thường được cho là cung cấp những thông tin về sự thông minh, hiếu học, ý tưởng, tiền vận của một người. Đôi khi, các nhà nhân tướng cũng xem xét các yếu tố như nếp nhăn trên trán, vị trí ấn đường, màu sắc da.
Môi: Hình dạng, màu sắc nguyên bản của đôi môi thường được liên kết với sự hào phóng, sẻ chia và nội tâm của một người. Theo đó, những người sở hữu dáng môi dày, màu sắc tươi sáng được đánh giá cao khi xét trên phương diện nhân tướng học khuôn mặt.
Tai: Hình dáng, độ lớn của đôi tai, vị trí tai so với lông mày cũng được xem xét kỹ lưỡng trong nhân tướng học. Với quan niệm phổ biến cho rằng tai to, cao hơn lông mày là dấu hiệu của sự may mắn, quyền quý; còn tai nhỏ thể hiện người có cuộc sống kín đáo.
Có thể bạn quan tâm: Tiêm tai tài lộc có tốt không? Giải đáp từ chuyên gia
Nốt ruồi: Nốt ruồi ở các vị trí, kích thước khác nhau trên khuôn mặt cũng được cho là mang ý nghĩa đặc biệt. Ví dụ, nốt ruồi ở gần miệng biểu thị người may mắn trong tình duyên, trong khi nốt ruồi ở khóe mắt có thể biểu thị nỗi buồn hoặc khó khăn trong cuộc sống.
Mặc dù các đặc điểm này có thể phần nào dự đoán tính cách hoặc cuộc sống của một người, chúng không hoàn toàn chính xác và mang nhiều yếu tố chủ quan. Nhiều người cho rằng nhân tướng học khuôn mặt chỉ đơn thuần là một hình thức giải trí hoặc phương tiện giúp họ tự tin hơn vào bản thân.
Có nên tin tưởng vào nhân tướng học hay không?
Mức độ chính xác của nhân tướng học khuôn mặt vẫn luôn là đề tài gây tranh cãi trong rất nhiều năm qua. Một số người tin rằng nhân tướng học là công cụ hữu ích để tìm hiểu về bản thân và người khác. Trong khi đó, nếu xét trên phương diện khoa học, nhân tướng hoàn toàn không có cơ sở rõ ràng, khó chứng minh và không được công nhận bởi các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp. Dưới đây là một số góc nhìn đa chiều để đánh giá tính đáng tin cậy của nhân tướng học khuôn mặt:
+ Tính huyền học và chủ quan: Nhân tướng học được xây dựng dựa trên các quan niệm truyền thống từ hàng ngàn năm nay nên mang nhiều màu sắc chủ quan. Các đặc điểm trên khuôn mặt được nghiên cứu phần lớn liên quan đến các yếu tố như di truyền, môi trường sống và thói quen sinh hoạt. Do đó, bạn có thể tin hoặc không nhưng cần nhìn nhận một cách đa chiều, khách quan.
+ Yếu tố tâm lý: Nhân tướng học khuôn mặt có thể bị ảnh hưởng bởi tâm lý của người xem và người được xem. Điều này có nghĩa là bạn nên lựa chọn những chuyên gia thật sự có tiếng, có nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực này để có được thông tin hữu ích hơn. Ngoài ra, cũng đừng quá đặt nặng tâm lý nếu nghe được nhận xét tiêu cực vì đây chỉ là một vài dấu hiệu chỉ báo chưa thể chứng minh được điều gì.
+ Sự khác biệt văn hóa: Nhân tướng học dù đã tồn tại được hàng nghìn năm nhưng không phải người xem nào cũng có trình độ cao và cũng không phù hợp với những nền văn hóa khác nhau. Ví dụ như các đặc điểm mặt gầy hóp, mũi quá cao được xem là xấu trong văn hóa Á Đông thì lại trở thành tiêu chuẩn thẩm mỹ được ưu chuộng tại hầu hết các quốc gia phương Tây. Do đó, việc áp dụng nhân tướng học một cách cứng nhắc có thể dẫn đến sự hiểu lầm và định kiến.
Đánh giá chung: Nhân tướng học khuôn mặt từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa và tín ngưỡng của nhiều quốc gia, đặc biệt là ở châu Á. Tuy không có cơ sở khoa học rõ ràng, nhân tướng học khuôn mặt vẫn mang lại giá trị về mặt tâm lý và giúp con người tự tin hơn vào bản thân. Mặc dù vậy hãy chỉ xem nhân tướng học như một công cụ tham khảo, thay vì đặt niềm tin tuyệt đối, nếu chúng ta không muốn lún sâu vào những quan điểm huyền học phức tạp.
Khuyến nghị đọc thêm: Chuyên gia thẩm mỹ dự báo xu hướng làm đẹp & trẻ hóa da trong năm 2024
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin về nhân tướng học khuôn mặt. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn thêm về các phương pháp thẩm mỹ tạo hình phong thủy, bạn có thể liên hệ tới hotline 093.770.6666. Mega Gangnam sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của bạn về lĩnh vực này.
Các bài viết liên quan
- Cách chọn kiểu tóc hợp với khuôn mặt tròn béo nữ
- Hướng dẫn cách chọn kiểu tóc cho khuôn mặt hốc hác phù hợp
- Ấn đường là gì? Cách xem tướng qua ấn đường chi tiết từ A đến Z
- Chi phí thu nhỏ đầu mũi bao nhiêu tiền? [Cập nhật 2024]
- Tướng số người sở hữu mặt trái tim & Kiểu tóc phù hợp
- Trán hình chữ M: Ý nghĩa tướng số, vận mệnh ra sao?
- Khuôn mặt tam giác là như thế nào? Vận mệnh ra sao và có nên khắc phục?
- Tiêm tai tài lộc có tốt không? Giải đáp từ chuyên gia
- Bật mí: Mặt góc cạnh có đẹp hay không? Khi nào nên thay đổi?
- Mặt vuông là đẹp hay xấu? Tính cách và số mệnh con người