Bánh dày bao nhiêu calo? Ăn nhiều gây tăng cân vì sao?
Bánh dày là món ăn truyền thống cực kỳ quen thuộc trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Loại bánh này được sử dụng trong nhiều dịp lễ Tết. Mặc dù vậy, hiện nay bánh dày đã trở nên phổ biến hơn nhờ cách làm đơn giản, hương vị đặc biệt, dễ ăn và nhanh no. Vậy bạn có biết bánh dày bao nhiêu calo hay không? Nếu ăn quá nhiều bánh dày thì sẽ gặp phải vấn đề gì? Cùng khám phá ngay!
Bánh dày bao nhiêu calo? Có những thành phần gì?
Bánh dày khá dẻo, có màu trắng, hình tròn, dẹt và được làm nguyên liệu chính là gạo nếp. Ngoài ra cũng có một số biến thể của bánh dày kết hợp với đậu xanh, dừa hoặc thịt để làm nhân bánh. Trong văn hóa của người Việt, bánh dày không chỉ là một món ăn mà còn chứa đựng các giá trị tâm linh to lớn. Để hiểu rõ hơn về loại bánh này và xác định có nên đưa vào khẩu phần dinh dưỡng hay không, dưới đây là thông tin chi tiết nhằm xác định 1 cái bánh dày bao nhiêu calo:
Lượng calo trong bánh dày phụ thuộc vào loại bánh, các nguyên liệu đi kèm:
+ Bánh dày không nhân bao nhiêu calo? 180 – 200 calo/100g.
+ Bánh dày giò bao nhiêu calo? Khoảng 280 – 300 calo/100g.
+ Bánh dày kẹp chả bao nhiêu calo? Khoảng 340 – 350 calo/100g
+ Bánh dày đậu xanh bao nhiêu calo? Khoảng 200 – 210 calo/100g.
+ Bánh dày nhân dừa bao nhiêu calo? Khoảng 200 – 220 calo/100g.
Như vậy, lượng calo trong bánh dày được đánh giá là khá cao khác. Điều này là bởi trong thành phần của bánh dày chứa phần lớn tinh bột gạo nếp. Các món ăn kèm như chả lụa, giò hoặc nhân ngọt cũng lượng calo cao. Vì vậy, nên cân nhắc thật kỹ khi ăn bánh dày và cần tăng cường chất xơ từ nguồn thực phẩm khác để đảm bảo dinh dưỡng.
Tìm hiểu thêm: Bánh cuốn bao nhiêu calo? Ăn bánh cuốn giảm cân được không?
Ăn bánh dày gây tăng cân vì lý do gì?
Việc ăn bánh dày hoàn toàn có khả năng gây tăng cân nếu ăn quá nhiều và không kiểm soát về số lượng. Nguyên nhân là bởi:
1. Lượng calo cao: Bánh dày được làm từ gạo nếp, vốn đã chứa nhiều tinh bột và calo. Khi kết hợp thêm các món ăn kèm cũng giàu calo như chả lụa, chả mỡ, thịt… thì định lượng này thậm chí còn cao hơn nữa. Như vậy, với mỗi 100g bánh dày, chúng ta đã cung cấp cho cơ thể tương đương nguồn năng lượng của 1 bữa ăn chính. Nếu ăn thêm các món khác thì việc dư thừa quá nhiều calo là điều tất yếu. Điều này không chỉ dẫn đến nguy cơ tăng cân, thừa mỡ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Khó tiêu hóa: Gạo nếp chứa hàm lượng amylopectin (90%) nhiều hơn so với gạo tẻ (80%). Về cơ bản thì đây là một dạng của tinh bột có cấu trúc phân nhánh, nhằm tạo ra độ dẻo khi nấu chín. Sự phân nhánh này làm cho kết cấu của tinh bột khó bị phá vỡ, làm giảm tốc độ tiêu hóa. Do vậy, việc ăn quá nhiều bánh dày khiến chúng ta cảm thấy đầy bụng, trướng bụng kéo dài nhiều giờ, khó tiêu và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Lượng thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ tích tụ lại dưới dạng mỡ thừa, dẫn đến tăng cân.
3. Ảnh hưởng tới đường huyết: Gạo nếp có chỉ số đường huyết (GI) khoảng 87 -88, được xếp vào nhóm cao (trên 70). Điều này cũng có nghĩa là việc ăn bánh dày có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng. Khi lượng đường huyết tăng cao, cơ thể chủ động tiết ra insulin để vận chuyển glucose vào các tế bào. Tuy nhiên, Insulin cũng thúc đẩy việc tích trữ và ngăn chặn quá trình phân hủy mỡ. Do vậy, ăn bánh dày hay bất kỳ món ăn nào có đường huyết cao cũng góp phần vào việc tăng cân, tích tụ mỡ bụng và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
4. Chứa quá ít chất xơ: Bánh dày chứa đặc biệt ít chất xơ, với mỗi 100g bánh chỉ chứa không đến 1g chất xơ. Trong khi đó, chất xơ lại đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chuyển động ruột và duy trì một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh. Thiếu hụt chất xơ trong bữa ăn làm cho việc tiêu hóa bánh dày và các thực phẩm khác trở nên chậm chạp, dễ bị táo bón.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến việc ăn bánh dày có gây tăng cân và dẫn đến các tác dụng phụ khác hay không, bao gồm:
+ Cơ địa mỗi người: Mỗi người có một cơ địa, tình trạng sức khỏe khác nhau. Có người dễ tăng cân hơn người khác do khả năng hấp thụ dưỡng chất tốt hoặc cơ thể dễ tích mỡ.
+ Cường độ vận động: Nếu bạn vận động, tập luyện thường xuyên, lượng calo tiêu hao sẽ nhiều hơn lượng calo nạp vào. Do đó, nguy cơ tăng cân, tích tụ mỡ thừa cũng thấp hơn người ít vận động.
Đọc thêm: Cách tiêu hao calo nhanh nhất mà vẫn đảm bảo sức khỏe là gì?
Nên hay không đưa bánh dày vào thực đơn dinh dưỡng?
Mặc dù bánh dày chứa nhiều tinh bột và là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng ăn bánh dày cũng có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe như đã đề cập ở trên. Do đó, nếu muốn đưa món ăn này thực đơn hàng tuần cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên tình trạng sức khỏe, nhu cầu của cơ thể. Bên cạnh đó, trẻ em và người già cũng cần đặc biệt thận trọng với món ăn này bởi hệ tiêu hóa của họ thường nhạy cảm hơn và có thể không thích nghi tốt với lượng tinh bột cao.
Như vậy thì ai có thể đưa bánh dày vào khẩu phần ăn uống?
Chúng tôi không quá khuyến khích việc đưa bánh dày vào khẩu phần vì món ăn này không đủ dưỡng chất. Đồng thời, việc chỉ tập trung vào một nhóm chất duy nhất (tinh bột) cực kỳ gây mất cân bằng dinh dưỡng. Do đó, nhóm đối tượng có thể cân nhắc ăn bánh dày chủ yếu là người trưởng thành, có hệ tiêu hóa tốt, cần bổ sung năng lượng nhanh trong một số trường hợp đặc biệt. Chẳng hạn như: lao động chân tay quá sức bị tụt huyết áp, vận động viên sau khi tập luyện, cần ăn nhanh làm việc…
Tránh trường hợp ăn bánh dày nếu bạn có chỉ số BMI từ 23 trở lên đối với nữ và trên 25 đối với nam. Ngoài ra, nếu đang mắc phải các bệnh lý về dạ dày, đại tràng, tim mạch, tiểu đường, chức năng tiêu hóa kém nên hạn chế đến mức tối đa việc ăn bánh dày cũng như các loại bánh được làm từ gạo, đặc biệt là gạo nếp. Điều này nhằm đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, duy trì sức khỏe ổn định.
Một số lời khuyên cần thiết khi ăn bánh dày:
+ Ăn bánh dày với lượng vừa phải (tối đa 50g 1 bữa) và không ăn quá 1-2 lần trong tuần. Chỉ ăn khi nào bạn cảm thấy hứng thú và không nên biến bánh dày thành một món ăn quen thuộc trong thực đơn.
+ Nếu ăn bánh dày cần đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể bằng cách bổ sung protein thông qua đạm động vật (thịt, cá, trứng…) và kết hợp với nguồn chất xơ dồi dào, phong phú như rau xanh, trái cây. Đảm bảo sao cho bữa ăn có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và tránh ăn thêm cơm nếu đã ăn bánh dày.
+ Thời điểm tốt nhất để ăn bánh dày là vào buổi sáng trước 8h hoặc buổi trưa khoảng 11-12 giờ. Bởi đây là những thời điểm mà cơ thể cần nhiều năng lượng, có chức năng tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn.
+ Vì việc tiêu hóa bánh dày thường khá lâu nên hãy uống nhiều nước sau khi ăn để hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, bạn cũng có thể thưởng thức thêm một hộp sữa chua không được nhằm bổ sung chất xơ hòa, nuôi dưỡng lợi khuẩn, tránh đầy bụng do ăn bánh dày.
Khám phá ngay: Chế độ ăn kiêng giảm mỡ bụng với 5 nguyên tắc Vàng
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp thông tin bánh dày bao nhiêu calo. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn cụ thể hơn về chế độ dinh dưỡng, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!