Cơ má bị giật: Nguyên nhân & Cách điều trị
Cơn co giật vùng má là tình trạng các cơ trên mặt rơi vào trạng thái hoạt động bất thường. Có xu hướng bắt đầu ở vùng phía dưới mặt, tại khu vực gò má, tình trạng tệ hơn có thể lan rộng ra cả nửa mặt. Hiện tượng này tuy không gây ra những nguy hiểm hay đe dọa đến tính mạng nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến tâm lý và vấn đề thẩm mỹ của người bệnh. Tìm ra lý do dẫn đến cơ má bị giật giúp chúng ta sớm tìm ra phương hướng điều trị triệt để vấn đề trên.
Tìm hiểu cơ chế hoạt động của cơ vùng mặt
Cơ là bộ phận mô mềm được tìm thấy ở hầu hết các loài động vật. Tế bào cơ có chứa các sợi protein như actin và myosin có mối liên kết với nhau, từ đó tạo ra độ co giãn, làm thay đổi hình dạng và độ dài của những tế bào cơ. Bộ phận này có chức năng tạo lực và chuyển động với nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, đảm bảo hoạt động của các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể. Chẳng hạn như sự co bóp của thành mạch, nhịp đập của tim và quá trình di chuyển thức ăn trong ruột.
Cơ trơn hay cơ hoạt động vô thức là một trong số các nhóm cơ quan trọng của cơ thể, xuất hiện ở khu vực thành của các cơ quan như dạ dày, ruột, thực quản, phế quản, tử cung, niệu đạo, bàng quang, mạch máu và lỗ chân lông dưới da. Chúng ta không thể chủ động điều khiển cơ trơn như các nhóm cơ khác. Bản chất và cơ chế hoạt động của cơ vùng má thường ở trạng thái tĩnh. Trường hợp co giật bất thường, không kiểm soát không nằm trong nhiệm vụ của nhóm cơ này. Cần xác định nguyên nhân sâu xa để có được phương hướng giải quyết nhanh chóng và phù hợp.
Cơ má bị giật có phải tình trạng nguy hiểm hay không?
Cơ má bị co giật là biểu hiện của tình trạng các nhóm cơ ở một vùng trên nửa khuôn mặt bị co giật một cách bất thường. Các bác sĩ nhận định, đây là một dạng bệnh lý không nguy hiểm nhưng nếu không được kiểm soát. Có thể dẫn những sự cản trở nhất định trong quá trình giao tiếp xã hội, ảnh hưởng đến lối sống, sinh hoạt và các công việc hằng ngày.
Theo các chuyên gia, các cơ xuất hiện ở vùng mặt hoạt động dựa trên sự điều khiển của các dây thần kinh vùng mặt (còn được gọi là dây thần kinh số VII). Có một dây thần kinh mặt nhất định điều khiển mọi hoạt động của mỗi bên mặt. Nó bắt đầu hoạt động từ sâu bên trong tế bào não và đi qua hàng loạt cơ quan, cấu trúc để đến khuôn mặt.
Các dây thần kinh vùng mặt cho phép dẫn truyền tín hiệu từ các dây thần kinh ở não đến các nhóm cơ vùng mặt để thực hiện hoạt động tự co thắt hay thư giãn cơ. Trong trường hợp, những dây thần kinh này bị chèn ép có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tín hiệu điều khiển và nhận về của các cơ vùng mặt, từ đó dẫn đến các cơn co giật vùng má hoặc nửa mặt.
Những nguyên nhân dẫn đến cơ vùng má bị co giật
Chứng bệnh co giật má trái hoặc má phải thường không gây ra cảm giác đau đớn quá mức. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, các cơ vùng má kéo theo cơ mắt co giật liên tục khiến cho tình trạng này trở nên nguy hiểm hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến những công việc đòi hỏi khả năng tập trung cao. Chẳng hạn như khi tham gia giao thông, gặp gỡ đối tác và rất nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Cần xác định sớm nguyên nhân hoặc ít nhất hãy xác định tiền sử bệnh học và các đặc điểm thường thấy để cung cấp cho các bác sĩ điều trị.
Mức độ nghiêm trọng của các cơn co giật vùng mặt
Các số liệu cho thấy, mọi giới tính đều có thể xuất hiện những cơn co giật vùng gò má hoặc nửa mặt một cách bất thường. Tuy nhiên, những triệu chứng này có khả năng gặp nhiều hơn ở phụ nữ, nhất là những người đang ở trong độ tuổi trung niên và cao tuổi với tỷ lệ gấp nhiều lần so với nam giới. Bệnh lý này cũng được chứng minh là phổ biến hơn ở người gốc châu Á.
Dấu hiệu xuất hiện đầu tiên của co giật cơ một nửa bên mặt, co giật má trái thường bắt đầu triệu chứng ở các cơ khu vực mí mắt. Những cơn co giật không kiểm soát này có thể kéo mí mắt đóng lại và gây nên tình trạng chảy nước mắt. Nếu không được xử lý sớm bằng các biện pháp nghiệp vụ , các triệu chứng của những cơn co giật có khả năng trở nên cực kỳ nghiêm trọng và lan dần đến các cơ khác ở cùng một bên mặt như cơ má, thái dương… Quá trình co giật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ vùng miệng dẫn đến tình trạng lệch méo miệng . Thậm chí, nếu các cơn co giật diễn ra một cách thường xuyên có thể khiến toàn bộ nhóm cơ một bên mặt bị xô lệch hoàn toàn, không thể khắc phục. Một số trường hợp nặng hơn có thể bị co giật ở cả hai bên mặt nhưng tình trạng này rất hiếm.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cơ má bị giật
Phần lớn các trường hợp xuất hiện tình trạng co giật cơ má hoặc toàn bộ cơ nửa mặt là do sự chèn ép và kích thích ở dây thần kinh số VII. Sự chèn ép này có xu hướng thường xuất hiện do mạch máu lưu thông và đè ép vào dây thần kinh số VII khu vực gần thân não. Các nguyên nhân tiềm ẩn khác được các chuyên gia xác định bao gồm: Xuất hiện khối u bất thường trên đường đi của các dây thần kinh hoặc tổn thương bên trong dây thần kinh; mạch máu xuất hiện dị dạng ở vùng thân não.
Các trường hợp liên quan đến tính chất di truyền của tình trạng co giật cục bộ đã được xác định là có khả năng, mặc dù điều này không thực sự quá phổ biến. Trong một số trường hợp, co giật của một nhóm cơ vùng mặt là triệu chứng của căn bệnh đa xơ cứng (MS). Mặc dù tình trạng này chỉ xảy ra với một tỉ lệ nhỏ, nhưng nếu người bệnh nằm trong độ tuổi dưới 40, cần thiết phải tiến hành kiểm tra và sàng lọc bệnh đa xơ cứng vì đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự co giật của cơ mặt nói chung và cơ vùng má nói riêng.
Mối liên hệ giữa co giật cơ vùng má với các bệnh lý khác
Hàng loạt các nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu mối liên hệ giữa chứng bệnh co giật cơ vùng mặt với các bệnh lý khác. Kết quả dựa trên một nghiên cứu được thực hiện ở một nhóm 215 người thường xuyên xuất hiện các cơn co giật nhóm cơ nửa mặt cho thấy những thông số cụ thể như sau:
Khoảng 62% gây ra bởi tình trạng tĩnh mạch cản trở và đè ép lên đường đi và hoạt động của dây thần kinh số VII ngoại biên; 18% xuất hiện những cơn co thắt cục bộ nửa mặt nhưng đây không được xếp vào loại các nhóm bệnh lý; 11% bắt nguồn từ tình trạng liệt dây thần kinh số VII; 6% là biểu hiện của những thương tổn đối với dây thần kinh số VII do các nguyên nhân khác; 2% có liên quan đến các các tính chất về mặt di truyền; dưới 1% trường hợp co giật vùng má là do tổn thương trực tiếp của hệ thần kinh hoặc tuần hoàn máu não bởi rất nhiều nguyên nhân bên lề.
Những cơn co giật mất kiểm soát vùng má gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thế nào đối với cơ thể?
- Những cơn co giật ở mức độ nhẹ hoặc vừa có thể khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, đánh mất sự tự tin trong mọi hoạt động sống, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc ăn uống và giao tiếp của bệnh nhân.
- Sự co giật bất thường dẫn đến cơ mắt chếch lên phía trên hoặc cơ má và miệng kéo xuống dưới, gây nên tình trạng méo mặt làm ảnh hưởng lớn đến tầm nhìn của bệnh nhân, dễ gây nên các bệnh lý về mặt. Đồng thời, tình trạng này có dài làm ảnh hưởng đến hoạt động cục bộ của mọi nhóm cơ vùng mặt.
- Các cơn co giật nặng với quy mô rộng, trên nhiều nhóm cơ có thể gây biến dạng một bên hoặc gây méo lệch toàn bộ khuôn mặt, đánh mất giá trị thẩm mỹ, ảnh hưởng nặng nề tới công việc và cuộc sống của bệnh nhân. Khiến họ rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn, khó kiểm soát.
Điều trị tình trạng cơ má bị giật như thế nào?
Trong trường hợp cơ vùng má xuất hiện tình trạng co giật trong suốt một khoảng thời gian dài và không thể kiểm soát. Hãy đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân cụ thể. Từ đó, để xuất các phương pháp trị liệu phù hợp và có hiệu quả cao nhất. Thông thường, có hai hình thức trị liệu phổ biến nhất đối với chứng bệnh này chính là dùng thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật.
Điều trị co giật cơ má bằng thuốc
Co giật mức độ nhẹ: Đối với các cơn co giật với quy mô hẹp và mức độ nhẹ hoặc không xuất hiện thường xuyên. Một số loại thuốc chống động kinh như carbamazepine hoặc topiramate được các bác sĩ kê đơn có thể mang lại hiệu quả. Những loại thuốc được chỉ định này hoạt động dựa trên cơ chế cân bằng và làm ổn định các xung động thần kinh bên trong cơ thể. Những loại thuốc benzodiazepin, clonazepam hoặc diazepam được xem là các dạng thuốc an thần có khả năng giảm nhẹ triệu chứng của tình trạng co giật cơ mặt nhưng phản ứng phụ có thể gây cảm giác buồn ngủ.
Co giật mức độ nặng: Đối các trường hợp bệnh lý nặng hơn, một số thuốc tiêm thuộc nhóm botulinum độc tố (botox) cũng được chỉ định bởi các bác sĩ. Đây được xếp vào nhóm các chất có chứa độc tố, tuy vậy, nếu được sử dụng đúng cách, đảm bảo liều lượng và có kiểm soát có khả năng cao mang lại hiệu quả điều trị bệnh lý co giật cơ mặt do dây thần kinh bị chèn ép. Loại thuốc đưa vào cơ mặt có khả năng làm tê liệt các nhóm cơ, khiến chúng bất hoạt và ngừng co giật.
Phương pháp điều trị này cho phép ngừng hẳn các triệu chứng co giật nửa mặt với hiệu quả có tỉ lệ rất cao từ 85 – 95%. Mặc dù vậy, tác dụng của loại thuốc này sẽ biến mất dần chỉ ngay sau 3 – 6 tháng. Bên cạnh đó, đối với phương pháp tiêm cơ bằng botox, người thực hiện cần được theo dõi một cách thường xuyên. Điều này xuất phát từ việc tiêm độc tố có khả năng dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn, làm ảnh hưởng đến sự thoải mái cơ thể như sụp mí, đau mắt, liệt cơ mặt mức độ nhẹ. Những tác dụng không mong muốn này sẽ biến mất dần sau một thời gian ngắn.
Điều trị co giật vùng má bằng phương pháp phẫu thuật
Đối với những trường hợp tình trạng co giật cơ mặt ở mức độ cao hoặc rất cao, diễn ra một cách thường xuyên và xuất hiện trong một khoảng thời gian dài. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Mặc dù phẫu thuật là phương pháp điều trị có xâm lấn nhưng đây chính là cách trị liệu đem lại kết quả gần như ngay lập tức và có khả năng duy trì vĩnh viễn.
Trong số đó, một dạng thủ thuật được gọi là giải ép vi mạch thường được đề xuất. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nhằm di chuyển vùng động mạch đang tác động, chèn ép ra khỏi vị trí của dây thần kinh số VII. Sau đó, đặt một tấm đệm sinh học lên để bảo vệ nó khỏi tình trạng bị tái chèn ép trong tương lai.
Hình thức phẫu thuật này được đánh giá là có hiệu quả cao, đặc biệt phù hợp với người trẻ tuổi có khả năng phục hồi tốt và những người đang ở thời kỳ đầu của bệnh lý. Đối với các bệnh nhân cao tuổi, nhiều bệnh nền, hiện tượng co giật diễn ra tự nhiên không nên áp dụng thủ thuật này. Ngoài ra, các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, thủ thuật này cũng có nguy cơ gây ra một số phản ứng phụ hoặc biến chứng như tình trạng suy giảm thính giác mức độ nhẹ, khoảng 1,5 – 8% hoặc tổn thương tiểu não.
Ngoài ra để phòng ngừa sớm các cơn co giật một nửa bên mặt, bệnh nhân nên duy trì thực hiện lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện thực hiện các bài tập cho cơ thể và xây dựng chế độ tiếp nhận dinh dưỡng khoa học. Những bất ổn về tâm lý như stress, tức giận, thay đổi cảm xúc cũng có thể làm khởi phát hiện tượng cơn co giật nửa mặt hoặc làm trầm trọng thêm bệnh lý này. Do vậy, người bệnh cần giữ vững tâm lý thoải mái, vui vẻ, có thể luyện tập thêm một số bộ môn chuyển hóa năng lượng cực tốt như thiền, yoga.
Lời khuyên của các chuyên gia
Những bất ổn về tâm lý, cảm giác lo lắng do sự xuất hiện bất thường của các cơn co giật không kiểm soát là một trong những tác dụng phụ không mong muốn, gây ảnh hưởng nặng nề cả về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, trong trường hợp xuất hiện tình trạng bệnh lý này, chúng ta không nên bi quan bởi thực sự hoàn toàn có thể làm giảm các triệu chứng đã đề cập ở trên bằng phương pháp tiêm hoặc phẫu thuật với khả năng đáp ứng của cơ thể và triển vọng cực tốt.
Điều quan trọng nhất là bệnh nhân cần phải tiến hành thăm khám và điều trị tích cực theo đúng hướng dẫn và phác đồ của các bác sĩ. Tình trạng này có khả năng trở nên tồi tệ hơn nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời. Người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa thần kinh tư vấn, kiểm tra các thông số quan trọng để phân biệt với những chứng bệnh khác.
Để xác định nguyên nhân cụ thể, khách hàng có thể tham khảo các quy trình kiểm tra bệnh lý tim mạch tại những cơ sở y tế. Trong trường hợp, tình trạng co giật cơ mặt xuất hiện một cách thường xuyên do ảnh hưởng của tuổi tác, quá trình lão hóa. Kéo theo các vấn đề nghiêm trọng về thẩm mỹ như lệch cơ mặt, lệch cấu trúc xương, mất cân đối 2 bên mặt.
Với những trường hợp này, phương phải phẫu định hình dây thần kinh được xem là giải pháp thiếu tính thực tế và không phù hợp. Bạn có thể tham khảo Phòng khám thẩm mỹ chuyên khoa Mega Gangnam để xác định các chỉ số lão hóa trên khuôn mặt. Từ đó, đề xuất các giải pháp điều trị lâm sàng an toàn với sức khỏe và có hiệu quả cao.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về hội chứng co giật cơ má. Nếu đang gặp phải tình trạng này và chưa biết cách xử lý như thế nào để ngăn chặn ngay lập tức các cơn co giật. Hãy tham khảo bài viết này và liên hệ đến Mega Gangnam qua hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ bởi các bác sĩ và chuyên gia đầu ngành!
Tìm hiểu thêm nội dung liên quan:
Mắt bị sụp mí nặng phải làm sao? Có khắc phục được hay không?
Má lúm hạt gạo: Ý nghĩa vận mệnh và 3 Cách sở hữu