100g Cà rốt bao nhiêu calo? Lợi ích của cà rốt là gì?

Cà rốt là loại củ quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Cà rốt không chỉ ngon miệng, dễ chế biến mà còn đặc biệt chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe. Vậy 100g cà rốt bao nhiêu calo và ăn cà rốt có lợi ích gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây của Mega Gangnam.

Giải đáp chi tiết 100g cà rốt bao nhiêu calo? Những lợi ích đối với sức khỏe là gì?

Giải đáp chi tiết 100g cà rốt bao nhiêu calo? Những lợi ích đối với sức khỏe là gì?

100g cà rốt bao nhiêu calo?

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), cà rốt được xếp vào nhóm củ quả có hàm lượng calo thấp. Với mỗi 100g cà rốt tươi cung cấp khoảng 41 calo. Điều này là bởi cà rốt chứa nhiều nước (86 – 95%), nhưng lượng tinh bột, chất béo và protein lại thấp. Trong khi đó, thành phần dưỡng chất chủ yếu có trong cà rốt là chất xơ, các loại chất chống oxy hóa và đường tự nhiên. 

Có một số giống cà rốt khác, ít phổ biến hơn như cà rốt tím và vàng (cà rốt hoang dã Afghanistan), cà rốt trắng (ít hoặc không có các sắc tố carotenoid hoặc anthocyanin như cà rốt cam). Đây là những loại cà rốt rất được yêu thích thời gian gần đây vì nhiều người cho rằng những loại củ này nhiều dinh dưỡng và ít calo hơn. Mặc dù vậy, lượng calo có trong những loại cà rốt này không chênh lệch đáng kể bất chấp sự khác biệt về phương pháp trồng trọt và điều kiện môi trường. 

Có nhiều loại khác nhau nhưng lượng calo trong cà rốt thực tế chênh lệch không đáng kể

Có nhiều loại khác nhau nhưng lượng calo trong cà rốt thực tế chênh lệch không đáng kể

Tuy nhiên, việc chế biến theo những cách khác nhau có thể làm thay đổi lượng calo trong cà rốt, cụ thể: 

Cà rốt luộc hoặc hấp: 49 calo/100g

Cà rốt nướng: 45 – 50 calo/100g

Cà rốt xào: 50 – 100 calo/100g

Mứt cà rốt: 175 – 200 calo/100g

Như vậy, cà rốt chứa lượng calo không cao (chỉ nhiều hơn một chút so với củ đậu). Tuy nhiên, cách chúng ta chế biến, kết hợp với các nguyên liệu khác như dầu ăn, gia vị, thịt có thể khiến lượng calo trong món ăn tăng lên đáng kể. 

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp bảng calo các loại thực phẩm chi tiết, chuẩn nhất 2024

7+ Lợi ích của cà rốt đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết!

Các chuyên gia dinh dưỡng đặc biệt khuyến nghị việc đưa cà rốt vào khẩu phần dinh dưỡng, đặc biệt là đối với trẻ em và người già. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời của những củ cà rốt có thể bạn chưa biết!

Cà rốt bao nhiêu calo và ngoài calo còn chứa những thành phần dưỡng chất nào tốt cho sức khỏe?

Cà rốt bao nhiêu calo và ngoài calo còn chứa những thành phần dưỡng chất nào tốt cho sức khỏe?

 

1. Cải thiện sức khỏe đôi mắt: 

Mỗi 100g cà rốt chứa 835 mcg beta-carotene (đáp ứng 100% nhu cầu của cơ thể). Đây là một dạng tiền chất của vitamin A, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe thị lực. Không chỉ vậy, trong thành phần chống oxy hóa của cà rốt còn chứa cả lutein và zeaxanthin. Kết hợp với Beta-carotene, những hoạt chất này trở thành bộ 3 quan trọng giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh (có trong các thiết bị điện tử phát sáng), ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở người già và giảm quáng gà ở người trẻ tuổi.

2. Tăng cường chức năng miễn dịch: 

Cà rốt là nguồn cung cấp khá nhiều vitamin C (khoảng 5.9 mcg/100g). Mặc dù định lượng này không quá cao nhưng vẫn mang đến những lợi ích cần thiết cho sức khỏe. Vitamin cùng với vitamin A và các chất chống oxy hóa sẵn có trong cà rốt. Giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch, cải thiện đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế các tác động của gốc tự do ngoài môi trường, phòng tránh bệnh da liễu,

3. Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư: 

Cà rốt chứa các hợp chất quan trọng như beta-carotene, lutein, falcarinol và lycopene. Đây là những thành phần chống oxy hóa cực kỳ mạnh mẽ. Đặc biệt, thành phần falcarinol được chứng minh có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các khối u ác tính. Chẳng hạn như ung thư ung thư phổi, ung thư vú và ung thư đại trực tràng… Vì vậy, có thể xem đây là một loại thảo dược phòng chống ung thư ngay tại nhà.

4. Tốt cho sức khỏe tim mạch: 

Ăn cà rốt có khả năng bảo vệ sức khỏe tim mạch thông qua việc bổ sung beta-carotene, alpha-carotene và lutein, làm giảm mức độ tồn tại của cholesterol xấu LDL. Từ đó, ngăn ngừa xơ vữa và các mảng bám tồn tại trong động mạch chủ. Không chỉ vậy, cà rốt cũng là nguồn cung cấp kali tự nhiên rất tốt, có khả năng điều hòa huyết áp, hạn chế đột quỵ ở người cao tuổi.

5. Hỗ trợ hoạt động tiêu hóa: 

Cà rốt chứa cực nhiều nước và lượng chất xơ vừa phải. Khi ăn vào tạo cảm giác nhanh no, hạn chế thèm ăn. Đồng thời, ăn cà rốt (đặc biệt là cà rốt luộc và hấp) có khả năng thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Đây cũng là món ăn mà các bạn đang có nhu cầu giảm cân, người mới ốm dậy nên đưa vào thực đơn dinh dưỡng hàng tuần.

6. Chống lão hóa cho da: 

Nếu muốn làm đẹp da theo cách tự nhiên nhất thì không thể bỏ qua những món ăn liên quan đến cà rốt. Vitamin A, Vitamin C trong cà rốt giúp da sáng khỏe, mịn màng, cải thiện nám sạm, vết thâm và giảm nguy cơ lão hóa da. Beta-carotene cũng giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, gốc tự do gây hại. Đặc biệt, ăn nhiều cà rốt cũng có khả năng phòng chống ung thư da.

7. Giúp xương và răng chắc khỏe: 

Cà rốt chứa (13.2mcg) vitamin K, chiếm khoảng 11 – 14% nhu cầu của cơ thể mỗi ngày. Thành phần này đóng vai trò tương đối quan trọng trong quá trình đông máu và giúp xương khớp cứng cáp, chắc khỏe. Ăn cà rốt cũng có lợi ích đối với răng miệng như tăng tiết nước bọt, trung hòa axit, từ đó ngăn ngừa sâu răng và các bệnh về nướu.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp vitamin gì tốt cho da mặt? Dùng loại nào hiệu quả?

Khuyến nghị cách đưa cà rốt vào khẩu phần dinh dưỡng 

Việc cà rốt bao nhiêu calo không phải là vấn đề cần lo lắng. Điều quan trọng mà chúng ta cần quan tâm đó là nên ăn cà rốt như thế nào để nhận được những lợi ích tốt nhất đối với sức khỏe . Nếu bạn cũng quan tâm đến vấn đềnày, hãy cùng tham khảo ngay: 

Trẻ em nên ăn cà rốt để tăng cường miễn dịch, sức đề kháng, cải thiện sức khỏe đôi mắt

Trẻ em nên ăn cà rốt để tăng cường miễn dịch, sức đề kháng, cải thiện sức khỏe đôi mắt

Đối với trẻ em dưới 5 tuổi:

Khẩu phần khuyến nghị: Khoảng 100 – 150 gram (1 – 1.5 củ nhỏ) mỗi tuần.

Cách chế biến: Cà rốt luộc hoặc hấp, nghiền nhuyễn cho trẻ nhỏ (dưới 2 tuổi). Với trẻ lớn hơn, có thể thái thành những miếng vừa ăn (1-2 cm) hoặc thêm vào các món ăn chính như súp, cháo và các món xào.

Đối với người trưởng thành:

Khẩu phần khuyến nghị: Khoảng 200 – 300 gram (2 – 3 củ vừa) mỗi tuần.

Cách chế biến: Cần đa dạng hóa các món ăn từ cà rốt để tránh bị ngán nhưng nên hạn chế các công thức chứa nhiều gia vị, dầu mỡ (chiên, xào, mứt). Đồng thời, không nên ăn liên tục mỗi ngày mà cần có sự giãn cách.

Đối với người cao tuổi:

Khẩu phần khuyến nghị: Từ 200 – 250 gram (2 – 2.5 củ cà rốt vừa) mỗi tuần.

Cách chế biến: Người già có thể gặp khó khăn trong việc nhai nuốt và tiêu hóa thức ăn. Do đó, nên ưu tiên những cách chế biến giúp làm mềm cà rốt, dễ ăn như nấu cháo, hầm, luộc hoặc hấp. 

Đối với phụ nữ mang thai:

Khẩu phần khuyến nghị: Khoảng 250-300 gram (2.5 – 3 củ vừa) mỗi tuần.

Cách chế biến: Có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào sở thích của mẹ bầu. Tuy nhiên, trong thai kỳ các bà mẹ có thể bị tiểu đường nên tránh ăn mứt cà rốt hoặc ăn liên tục để phòng bệnh tốt hơn.

Người có sức khỏe yếu:

Khẩu phần khuyến nghị: 150-200 gram (2 – 2.5 củ cà rốt vừa) mỗi tuần.

Cách chế biến: Nên chế biến theo các cách đơn giản nhất như hấp hoặc luộc để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và tránh tăng đường huyết. Trường hợp mắc các bệnh lý như tiểu đường, bệnh gan, sỏi thận cần hạn chế ăn cà rốt, chỉ nên ăn 1-2 bữa (mỗi bữa 50g) 1 tuần.

Một số lưu ý quan trọng khác giúp đảm bảo lợi ích và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực khi ăn cà rốt

Một số lưu ý quan trọng khác giúp đảm bảo lợi ích và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực khi ăn cà rốt

Lưu ý chung:

+ Nên chọn mua những củ cà rốt tươi ngon, không bị dập nát hay có biểu hiện hư hỏng.

+ Rửa sạch cà rốt và ngâm với nước muối pha loãng trước khi chế biến, nếu ăn sống thì phải gọt vỏ.

+ Tránh ăn quá nhiều cà rốt trong một bữa ăn hoặc nhiều hơn 100g trong một ngày.

+ Chỉ nên ăn tối đa 2-3 bữa ăn có cà rốt/tuần (nếu sức khỏe tốt) và thay thế bằng các loại rau củ khác để đa dạng khẩu phần.

+ Nên ăn hoặc uống nước ép cà rốt vào ban ngày, nhất là buổi sáng để tăng cường lợi ích đối với sức khỏe. 

Bài viết liên quan: Bông cải xanh bao nhiêu calo? Cách đưa vào thực đơn dinh dưỡng

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp 100g cà rốt bao nhiêu calo, loại củ này có lợi ích như thế nào đối với sức khỏe. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ!

form đăng ký

    x

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds