Thói quen tay chống cằm ảnh hưởng thế nào đến khuôn mặt?
Thói quen tay chống cằm có thể ảnh hưởng đến khuôn mặt và cơ bản của cơ hàm. Việc đặt tay dưới cằm thường xuyên có thể gây ra căng thẳng và áp lực lên cơ bản cơ hàm, dẫn đến việc thay đổi hình dạng khuôn mặt theo thời gian. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nếp nhăn sâu hơn, cũng như sự thay đổi về hình dạng khuôn mặt.
Tay chống cằm là một thói quen rất nhiều người mắc phải trong khi học tập và làm việc. Vậy thói quen này có tốt không? Chống cằm không chỉ khiến bụi bẩn, vi khuẩn từ tay chuyển sang vùng da mặt, gây ra tình trạng mụn mà còn gây ra những tác hại nghiêm trọng khác.
Một trong những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại là tác nhân chính gây ra mụn và một số bệnh lý nghiêm trọng khác cho khuôn mặt. Đó chính là thói quen tay chống cằm mà rất nhiều bạn khi ngồi học, suy nghĩ hay đang làm việc. Hãy cùng tìm hiểu bài chia sẻ dưới đây để biết thêm những tác hại của việc chống cằm đối với khuôn mặt.
Những ảnh hưởng của tay chống cằm đối với khuôn mặt có thể bạn chưa biết
Tại sao khuôn mặt dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động vật lý bên ngoài?
Khuôn mặt luôn là bộ phận dễ tổn thương và ảnh hưởng bởi các tác động vật lý bên ngoài bởi nhiều yếu tố như khung xương hay đặc điểm làn da mặt. Hãy cùng tìm hiểu về cấu trúc khung xương mặt và tính chất làn da để hiểu rõ hơn những lý do này.
Khuôn mặt dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các tác động vật lý là do đâu?
Cấu trúc xương vùng mặt
Để hiểu rõ hơn về lý do khuôn mặt dễ bị tác động vật lý bên ngoài, chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu trúc khung xương mặt. Đầu tiên, bao quát tổng thể là các xương đầu mặt gồm có 22 xương, ngoại trừ xương hàm dưới, 21 xương khác được dính với nhau thành một khối bởi các khớp bất động. Ngành hàm này tiếp khớp với xương hàm dưới bằng khớp động đó là khớp thái dương – hàm dưới. Xương đầu mặt chia thành 2 loại đó là: khối xương sọ và khối xương mặt.
Khối xương mặt gồm 7 xương gồm: xương đôi (xương gò má, hàm trên, xương khẩu cái), xương đơn (xương hàm dưới) và xương hàm trên (gồm các mỏm xương: mỏm trán, mỏm gò má và huyệt răng). Trong đó, cấu trúc xương khẩu cái có dạng hình chữ L, có 2 mảnh ghép vào là mảnh thẳng đứng và mảnh ngang.
Tiếp đến là xương gò má có ba mặt, hai mỏm và một diện gồ ghề có tác dụng tiếp khớp với xương hàm trên. Xương hàm dưới là một xương đơn có hình dạng móng ngựa, có một thân cùng hai ngành hàm. Ngành hàm và thân xương của hàm dưới gặp nhau tại góc hàm, đây là một mốc quan trọng trong ngành y học.
Tính chất làn da
Một nguyên nhân làm khuôn mặt dễ bị tác động vật lý bên ngoài đó là làn da. Tuy nhiên làn da của mỗi người không hề giống nhau và được tổng hợp bởi rất nhiều yếu tố.
Tính chất của làn da chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài khá nhiều
- Di truyền: Yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với làn da bạn đầu tiên phải nói đến đó là gen di truyền. Điều này được hiểu là nhiều khả năng da bạn sẽ được di truyền thừa hưởng từ da của bố hoặc mẹ.
- Hormone: Lượng hormone trong cơ thể người sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển khác nhau của chúng ta. Đặc biệt, trong giai đoạn mang thai có thể ảnh hưởng rất nhiều đến làn da của chị em phụ nữ
- Khí hậu: Đây là yếu tố khó thể thay đổi bới nó thuộc về thiên nhiên, nếu bạn thay đổi môi trường sống đột ngột thì rất có thể làn da của bạn cũng ít nhiều bị ảnh hưởng và thay đổi theo đó.
- Thuốc uống: Một số loại thuốc uống dùng đặc trị bệnh có thể dẫn đến tác dụng phụ cũng là nguyên nhân khiến da bạn trở nên khô và nhạy cảm hơn rất nhiều.
- Chế độ ăn uống: Hàng ngày, dung nạp lượng đồ ăn, thức uống có thể có tác động khá nhiều tới làn da của bạn. Ngoài ra, nếu bạn mắc một số loại dị ứng với thực phẩm thì da cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Cách chăm sóc da: Nếu chị em chăm sóc da không đúng cách với mỹ phẩm không phù hợp với làn da, dẫn đến mất cân bằng da và làm thay đổi cấu trúc da.
Mỗi người sẽ có làn da với những đặc điểm rất khác nhau, chỉ khi hiểu rõ nó, chị em mới biết chăm sóc đúng cách và bảo vệ da một cách cẩn thận. Có 5 loại da thường thấy như: da thường, da khô, da dầu, da hỗn hợp và da nhạy cảm. Mỗi làn da đều có những tính chất riêng biệt nhưng đều rất dễ bị tác động bởi các yếu tố xung quanh và tác động vật lý lên nó.
Những tác hại của việc dùng tay chống cằm đối với khuôn mặt
Dùng tay chống cằm suy nghĩ là một thói quen tưởng chừng vô hại và vô cùng quen thuộc tuy nhưng lại tiềm tàng rất nhiều mối nguy cho sức khỏe. Với những người hay chống cằm lên mặt nên hạn chế bởi một số tác hại to lớn như: gây lệch mặt, gây mụn ảnh hưởng thẩm mỹ, hay hình thành nếp nhăn và nọng cằm.
Những tác hại cực xấu của thói quen chống cằm đối với làn da
Gây lệch mặt
Không chỉ những trẻ ở độ tuổi đi học mà đối với cả người lớn cũng có thói quen chống cằm. Như đã nói ở trên về cấu tạo khung xương, xương hàm dưới được nối liền với phần trên bằng một khớp động thái dương – hàm dưới. Khi bạn tác động nhẹ lâu dài lên nó cũng sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực. Bởi vậy chống cằm ảnh hưởng vô cùng lớn tới khớp cắn cũng như cơ hàm mặt.
Tác hại đầu tiên gây ra khi dùng tay chống cằm đó là về lâu dài sẽ khiến gương mặt bạn bị biến dạng, khung hàm dưới phát triển không đều, gây mất cân đối ảnh hưởng tính thẩm mỹ, nghiêm trọng hơn là răng sẽ bị mọc lệch. Điều này làm giảm chức năng của khớp cắn, khiến bạn có thể bị đau nhức và dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng hơn.
Hình thành mụn
Bạn biết đấy, bàn tay chúng ta thường xuyên tiếp xúc rất nhiều với môi trường, với nhiều vật dụng khác nhau, vì vậy sẽ tích tụ một lượng lớn vi khuẩn trên đó. Bởi vậy hành động ngồi cằm đã khiến những vi khuẩn có hại này dễ dàng di chuyển tiếp xúc sang da mặt, nơi khá dễ bị tác động và tổn thương nhất trên cơ thể.
Đồng thời, bên cạnh những vi khuẩn kết hợp cùng với các yếu tố như dầu thừa, bã nhờn trên da hay tế bào da chết và các vi khuẩn, bụi bẩn có sẵn cũng là nguyên nhân khiến các lỗ chân lông bị tắc nghẽn, điều này dẫn đến việc hình thành các loại mụn trên làn da của bạn. Chúng còn là tác vụ chính dẫn đến viêm da trên khuôn mặt bạn.
Gây nọng cằm
Nọng cằm có không chỉ ở những bạn thừa cân, béo phì mà còn có rất nhiều nguyên nhân hình thành lên nó. Một trong những nguyên nhân chính đó là thói quen chống tay lên cằm. Không những khiến bụi bẩn, vi khuẩn có hại từ tay chuyển sang cư ngụ trên làn da và gây nên tình trạng mụn, viêm da, mà nó còn hình thành nọng trên khuôn mặt.
Khi thường xuyên có thói quen chống tay lên cằm, một áp lực lớn sẽ tác động lên cơ hàm và vùng khung xương dưới khiến vùng da quanh khuôn mặt tại đó bị chùng xuống và dần dần bị mất tính đàn hồi. Trước lực ép lâu ngày đó, chiếc cằm thứ hai còn được gọi là nọng cằm sẽ xuất hiện trên khuôn mặt của bạn lúc nào không hay.
Hình thành nếp nhăn
Thêm một hành động không hề tốt cho cơ mặt và làn da đó chính là việc bạn có thói quen tay chống cằm. Điều này có thể gây nên nhiều tác hại lớn trên, ngoài ra còn khiến vùng cằm của bạn bị chảy xệ và xuất hiện nhiều nếp nhăn. Việc thường xuyên chống tay lên cằm sẽ vô tình tạo nên các nếp nhăn trên khuôn mặt bạn do hành động này có tác động đến các nhóm cơ trên khuôn mặt. Dần dần lâu ngày sẽ khiến làn da của bạn hình thành nên những nếp nhăn vĩnh viễn và điều này rất khó điều trị.
Bên cạnh đó, chống tay lên cằm lâu ngày còn ảnh hưởng đến xương cằm cùng việc lưu thông máu trên khuôn mặt bạn, đây cũng là nguyên nhân vùng cằm bị lão hóa nhanh hơn và hình thành nhiều nếp nhăn.
Khắc phục thói quen chống cằm như thế nào?
Những tác hại của chống cằm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thẩm mỹ của bạn. Chính vì vậy, hãy nên từ bỏ thói quen chống cằm này bằng nhiều biện pháp. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể tham khảo để thực hiện.
Làm thế nào để khắc phục thói quen chống cằm từ rất lâu
- Với đối tượng là trẻ em:
Có một số phụ huynh nghĩ rằng chống cằm chống cận vì vậy còn có thói quen rèn luyện cho trẻ. Tuy nhiên đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm bởi nhiều tác hại nêu trên.
Ngoài trường hợp đó, bố mẹ nên quan tâm và phải kịp thời phát hiện ra con có thói quen chống cằm lúc học hay không để loại bỏ hay từ mới bắt đầu. Bởi trẻ nhỏ răng còn yếu đang phát triển, nếu để các em có thói quen này sẽ làm khuôn mặt bị lệch, dần dần răng cũng bị lệch và khớp hàm bị nghiêng.
Bố mẹ nên nhắc nhở thường xuyên hay đưa ra những tấm ảnh gây ra bởi tác hại của việc chống cằm để trẻ hiểu và từ bỏ dần.
- Đối với người lớn:
Việc từ bỏ một thói quen cũng khá khó, tuy nhiên có rất nhiều cách để bạn khắc phục nó. Tác hại của thói quen việc tay chống cằm là điều mà ai cũng nhận ra vì vậy bản thân các bạn cần nhìn nhận rõ để thay đổi nó.
Bạn có thể nhờ người khác nhắc nhở, hay ghi vào nhiều mảnh giấy nhỏ dán ở nơi nghỉ ngơi và góc làm việc để nhắc bản thân không chống tay lên cằm. Với những bạn đã bị những tác hại nghiêm trọng của thói quen này gây ra, tùy theo từng cấp độ và từng trường hợp cụ thể có thể tìm hiểu để khắc phục dần.
Nếu bạn đang gặp vấn đề mụn do việc chống cằm thì dưới đây là một số cách khắc phục sau:
Khắc phục tình trạng mụn quá nhiều do thường xuyên chống cằm
- Tập bỏ thói quen chống cằm: Bạn cần nên tập bỏ thói quen chống cằm dần để hạn chế được lượng vi khuẩn xấu từ tay di chuyển lên da mặt dễ gây nên tình trạng mụn.
- Chọn sữa rửa mặt phù hợp: Đối với những bạn có da thiên dầu và da dễ nổi mụn nên chọn dòng sữa rửa mặt có chứa thêm thành phần acid salicylic có tác dụng làm sạch sâu vào lỗ chân lông hoặc những sản phẩm chứa thành phần tự nhiên như mật ong, nha đam để tránh tình trạng kích ứng.
- Tẩy trang đúng cách, dùng mỹ phẩm phù hợp:: Sau khi về nhà bạn nên tẩy trang sạch sẽ, sử dụng đúng loại dầu tẩy trang để lấy đi lớp bụi bẩn, giúp da thông thoáng đồng thời ngăn ngừa sự tích tụ những vi khuẩn gây mụn.
- Vệ sinh vật dụng xung quanh và ăn thực phẩm chứa nhiều rau xanh: Để loại bỏ được các ổ vi khuẩn gây mụn, bạn cần thường xuyên vệ sinh khăn mặt, chăn gối. Ngoài ra, cần bổ sung thêm các thức ăn từ rau, trái cây, uống nhiều nước để da luôn đủ độ ẩm mới có tính đàn hồi, không bị khô nhanh lão hóa.
Bên cạnh đó, bạn cần giữ một tinh thần thoải mái, lạc quan, nên ngủ đủ giấc, đúng giờ để cân bằng các nội tiết tố trong cơ thể mình và hạn chế những nguy cơ về mụn.
Những phương pháp cải thiện tình trạng khuôn mặt lệch, da lão hóa do chống cằm
Những thói quen liên quan đến cơ và cấu trúc xung quanh khuôn mặt đều gây ra ảnh hưởng đến tình trạng xương khớp mặt, trong đó có thể kế đến thói quen tay chống cằm. Thói quen này có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn và ở từng lứa tuổi, thói quen này xuất hiện khác nhau và tác hại ảnh hưởng đến khuôn mặt cũng rất khác nhau. Dưới đây là những biện pháp có thể cải thiện tối đa tình trạng khuôn mặt lệch, làn da bị lão hóa do chống cằm gây ra.
Cải thiện làn da lão hóa và mặt lệch do thói quen chống cằm hàng ngày
Phương pháp căng chỉ da mặt
Phương pháp căng chỉ còn gọi là cấy chỉ hay căng chỉ sinh học và căng chỉ nội khoa. Đây là phương pháp căng da không cần phẫu thuật, không xâm lấn bác sĩ sử dụng mạng lưới bằng chỉ cấy vào da để tạo khung giá đỡ mô mềm, với tác dụng như một khung xương thứ hai trên khuôn mặt. Tác dụng chính của nó là giúp nâng đỡ phần cơ bên ngoài, căng da, nâng cung mày, chống chảy xệ và trẻ hoá tối đa toàn bộ khuôn mặt.
Căng chỉ da mặt là một trong những phương pháp làm đẹp xu hướng và trẻ hóa da tốt nhất hiện nay. Thậm chí nếu so sánh với những phương pháp trẻ hóa khác, cách căng chỉ da mặt còn có nhiều ưu điểm và hiệu quả vượt trội hơn hẳn.
Có nhiều loại chỉ có thể áp dụng với phương pháp này, nhưng loại chỉ phổ biến nhất đó là collagen. Loại chỉ này sau khi được cấy vào bên dưới lớp da sẽ tự động kích thích sản sinh collagen trong bạn. Chất này sẽ tạo sự liên kết giữa các tế bào da với nhau, làm cho da trở nên săn chắc và đàn hồi trở lại, không còn bị chảy xệ và nhăn nheo.
Khi thực hiện căng da mặt bằng chỉ này, bạn sẽ sở hữu được làn da căng bóng tràn sức sống ngay lập tức. Tuy nhiên, với phương pháp căng chỉ collagen hay bất kỳ các loại chỉ sinh học khác đều không phải là giải pháp giúp trẻ hóa làn da mãi mãi. Thời gian hiệu quả sẽ duy trì khoảng từ 2-3 năm tùy theo cơ địa mỗi người.
Sau khi chỉ tự tan ở trong cơ thể bạn, da mặt vẫn sẽ trở lại tình trạng lão hóa như ban đầu nhưng nó không đến ngay lập tức, sự thay đổi này sẽ diễn ra từ từ.Thời gian thực hiện một lần căng da mất khoảng từ 30-60 phút; sau đó bạn có thể trở về làm các công việc như hàng ngày mà không mất thêm thời gian nghỉ dưỡng phục hồi.
Phương pháp Thermage FLX
Cải thiện sắc tố da và độ đàn hồi bằng phương pháp Thermage FLX
Thermage FLX là tên viết tắt của Faster – Algorithm – Experience có ý nghĩa là cải tiến vượt bậc về hiệu suất, hiệu năng làm tăng tối đa trải nghiệm của khách hàng. Phương pháp Thermage FLX được ra mắt vào năm 2018 đã hoàn toàn chinh phục các ngôi sao nổi tiếng của Hollywood cùng nghệ sĩ lớn trên khắp thế giới. So với công nghệ cũ, phương pháp này sử dụng đầu Tip Total 4.0 giúp tăng hiệu quả lên gấp 25%, điều đó có nghĩa là nhanh hơn 3 – 4 lần so với những công nghệ trẻ hóa trong ngành thẩm mỹ hiện nay.
Công nghệ này có sự cải tiến lớn trong cơ chế tác động lên mô dưới lớp da nhằm tăng hiệu quả trẻ hóa chỉ trong 1 thời gian ngắn. Đây được xem là ưu điểm nổi bật của cơ chế thiết bị này, nhận được ủng hộ của rất nhiều chuyên gia Laser trên thế giới.
Bên cạnh đó,Thermage thế hệ mới này tích hợp thuật toán AccuRA, giúp thiết bị phân tích trả về kết quả, và tự điều chỉnh năng lượng nhiệt cùng độ xung sóng thích hợp cho từng vùng da. Nhờ đó, kết quả trẻ hóa được nâng cao lên gấp nhiều lần chỉ sau 1 lần thực hiện.
Thông thường ngay sau khi điều trị bằng Thermage FLX, bản thân khách hàng sẽ nhận thấy rõ mức độ cải thiện lão hóa trên làn da của mình. Tuy nhiên, cùng với cơ chế sản sinh Collagen tự nhiên của thiết bị này, làn da bạn sẽ ngày càng săn chắc, căng bóng và mịn màng hơn sau 3 – 6 tháng tiếp theo. Điều này giúp tăng cảm nhận, tăng trải nghiệm cho khách hàng và kích thích Collagen tự thân sản sinh trên các vùng da để kết quả trẻ hóa toàn diện.
Thói quen chống cằm khi học, suy nghĩ trong sinh hoạt và làm việc sẽ kéo theo những hệ lụy và tác hại của nó thì không ai mong muốn. Bởi vậy bạn nên khắc phục thói quen xấu này để bảo vệ sức khỏe và khuôn mặt bạn. Trên đây là bài viết về chia sẻ về tác hại của thói quen sử dụng tay chống cằm đến khuôn mặt. Nếu bạn có nhu cầu làm đẹp và chăm sóc da mặt vui lòng liên hệ qua Hotline của Mega Gangnam để được miễn phí tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Xem thêm:
Cách xác định các dạng khuôn mặt cực chuẩn
Tiêu chí đánh giá khuôn mặt nam đẹp bạn đã biết?
Tiêu chí khuôn mặt tỷ lệ vàng là gì? Sở hữu bằng cách nào?
Các bài viết liên quan
- Nhận biết khuôn mặt phúc hậu và giải mã ý nghĩa nhân tướng
- [Khám phá] Top 5 cung hoàng đạo có khuôn mặt đẹp nhất!
- Nhân tướng học khuôn mặt chính xác đến đâu? Tin được không?
- Cách chọn kiểu tóc hợp với khuôn mặt tròn béo nữ
- Hướng dẫn cách chọn kiểu tóc cho khuôn mặt hốc hác phù hợp
- Tướng số người sở hữu mặt trái tim & Kiểu tóc phù hợp
- Trán hình chữ M: Ý nghĩa tướng số, vận mệnh ra sao?
- Khuôn mặt tam giác là như thế nào? Vận mệnh ra sao và có nên khắc phục?
- Bật mí: Mặt góc cạnh có đẹp hay không? Khi nào nên thay đổi?
- Mặt vuông là đẹp hay xấu? Tính cách và số mệnh con người